Bí Quyết Sơn Nhà Hiệu Quả

0
1915
Cách sơn nhà hiệu quả
Cách sơn nhà hiệu quả

CÁCH SƠN NHÀ HIỆU QUẢ

Sơn tường nhà là một trong những công việc quan trọng nhất làm tăng tính thẩm mĩ và giúp căn nhà trở nên hoàn thiện hơn. Cũng vì vậy mà việc lựa chọn sơn tường nhà từ màu sắc, chủng loại, chất lượng cho đến giá cả luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, với những ai thích chính tay tự sơn tường cho ngôi nhà thì cách sơn nhà hiệu quả lại càng được chú trọng. Bởi dù sơn có chất lượng nhưng nếu không biết cách sơn nhà hiệu quả thì sẽ vừa tốn công, vừa mất tiền mà ngôi nhà cũng chẳng đẹp.

Cách sơn nhà hiệu quả
Cách sơn nhà hiệu quả

Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn 1 vài bí quyết nhỏ cho cách sơn nhà hiệu quả, giúp bạn hài lòng trên tường mét vuông tường nhà sau sơn. Để bề mặt tường sau sơn được bóng đẹp, bạn cần thực hiện tốt từng công đoạn của cách sơn nhà hiệu quả dưới đây:

  1. Làm sạch bề mặt tường trước khi sơn

Bước này là bước căn bản nhưng rất quan trọng. Làm sạch tường nhà giúp bạn có bước tường phẳng, mịn và sạch. Điều này giúp làm tăng độ bám dính cho sơn, tiêu diệt nấm mốc trên tường, giúp sơn tươi màu hơn, bền hơn và bóng bẩy hơn. Nếu bạn muốn có bức tường hoàn hảo với màu sơn bóng đẹp lâu phai, hãy thực hiện việc làm sạch tường thật kỹ.

Cách xử lý bề mặt tường nhà mới trước khi sơn

Làm sạch bề mặt tường trước khi sơn nhà
Làm sạch bề mặt tường trước khi sơn
  • Đầu tiên là cạo sạch các vữa thừa, bụi bẩn, tạp chất có trên bề mặt tường. Đảm bảo bề mặt tường phải sạch không dính tạp chất, bụi bẩn…
  • Sau đó tiến hành trét 2 lớp bột, 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.
  • Bước tiếp theo, trét Mastis lên bề mặt cho phẳng và mịn, để khô sau đó dùng giấy nhám chà cho thật phẳng bề mặt tường.
  • Cuối cùng, vệ sinh sạch bụi phấn bột trét dính trên tường trước khi tiến hành sơn. Khi vệ sinh nên dùng chổi thật mềm quét sạch bề mặt, dùng cây lăn nhúng nước lăn lên hoặc có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt cho hết bụi phấn. Để khô rồi mới tiến hành sơn.

Cách xử lý bề mặt tường nhà cũ trước khi sơn

Làm sạch tường bằng bàn chải hoặc cây sủi trước khi tiến hành sơn nhà
Làm sạch tường bằng bàn chải hoặc cây sủi trước khi tiến hành sơn nhà
  • Nếu lớp sơn cũ vẫn còn độ bám dính tốt, không bị bong tróc, thì chỉ cần lau sạch bụi bẩn và sơn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn mới là hoàn thiện. 
  • Nếu lớp sơn cũ bị bong tróc, độ bám dính không tốt, bị mềm, hở thì tiến hành loại bỏ bằng bàn chải sắt hoặc cây sủi. Sau khi làm vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ, tiến hành trét bột lên bề mặt tường, 1 lớp sơn lót chống kiềm và sơn là hoàn thiện.
Dùng băng kéo giấy kiểm tra chất lượng tường cũ trước khi sơn nhà
Dùng băng kéo giấy kiểm tra chất lượng tường cũ trước khi sơn nhà

Bạn có thể tiến hành kiểm tra độ bám dính của lớp sơn cũ bằng cách dùng băng dính rộng 1 cm dán lên tường một khoảng 20cm sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị bóc ra theo khá nhiều thì độ bám dính không còn tốt. Nếu lớp sơn cũ không tróc hoặc tróc ít thì độ bám dính còn tốt.

  1. Chuẩn bị sẵn sàng bề mặt tường trước khi sơn

Với việc sơn lại những ngôi nhà cũ đã xuống cấp, gia đoạn này rất cần thiết trong cách sơn nhà hiệu quả. Những ngôi nhà cũ thường có những bức tường bị rạn nứt, vết nứt có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Những vết nứt này chính là nguyên nhân chính gây hiện tượng thấm nước mưa vào tường. Vậy nên cần phải xử lý trám lại các vết nứt thật kỹ để vừa tăng tuổi thọ của tường, vừa bảo vệ được lớp sơn. Tường càng kín, càng ít thấm nước thì lớp sơn nhà càng bền, càng đẹp.

Sử lý các vết nức trước khi sơn nhà
Sử lý các vết nức trước khi sơn nhà

Để trám các vết nứt trên tường, bạn cần sử dụng loại bột trét tường (nội thất, ngoại thất) phù hợp với loại sơn nhà đã chọn. Pha bột trét với nước, tạo thành hỗn hợp sệt vừa phải (tỷ lệ 10kg bột trét với 4 lít nước) rồi trét lên những vết nứt. Đợi bột trét khô, sau đó làm phẳng chỗ trám bằng giấy nhám và quét sạch bụi trên tường

  1. Tiến hành sơn lót

Quá trình sơn nhà hoàn thiện
Quá trình sơn nhà hoàn thiện

Sơn lót là giai đoạn cần thiết, vừa giúp chống thấm cho tường, vừa bảo vệ sơn phủ không bị tróc và ố màu do nước mưa, giúp sơn phủ bền màu hơn, đẹp hơn. Khi sử dụng sơn lót, bạn sẽ tiết kiệm được một lượng sơn phủ đáng kể, vì nếu không dùng sơn lót bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì khi thiếu sơn lót lớp sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng rõ ràng nhất là màu sơn sau khi hoàn thiện có màu đậm hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Giá thành sản phẩm sơn lót kiềm tuy cao hơn nhưng do độ phủ lớn thành ra lại rẻ hơn sơn phủ, nên khi sử dụng sơn lót bao giờ cũng tiết kiệm hơn.

Không nên sử dụng sơn phủ trắng thay thế sơn lót
Không nên sử dụng sơn phủ trắng thay thế sơn lót
Không nên thay thế sơn lót bằng sơn phủ trắng bình thường, vì sơn phủ trắng sẽ không có các tính năng của sơn lót như khả năng chống kiềm, chống thấm, tạo độ bám dính cao và tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt. Nếu sử dụng sơn phủ trắng thay thế có thể sẽ dẫn tới tình trạng màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hoặc bề mặt sơn không phẳng đẹp…
  1. Giai đoạn sơn phủ

Sơn phủ là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cách sơn nhà hiệu quả. Sơn phủ chính là lớp sơn mang màu sắc mà bạn muốn, có tác dụng tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.

Hoàn thiện bước sơn nhà với lớp sơn phủ
Hoàn thiện bước sơn nhà với lớp sơn phủ

Sau khi sơn lót, đợi khoảng 2 giờ cho sơn lót khô hoàn toàn thì tiến hành sơn phủ 2 lần. Lần sơn phủ thứ 2 cách lần sơn phủ thứ nhất khoảng 2 giờ. Cách này vừa giúp sơn phủ bám đều lên tường, vừa giúp màu sơn đều hơn, bề mặt sơn mịn hơn. Nếu chỉ sơn 1 lớp thì không thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ vì lớp sơn sẽ không đều màu và không che lấp được lớp nền, vì vậy nếu sơn 1 lớp dày để che lớp nền thì mặt sơn sẽ không đẹp và không bền so với sơn 2 lớp mỏng hơn.

Chúc các bạn thành công!

Theo Camnanglamnha.vn

SHARE