Hướng dẫn thi công mái tôn nhà xưởng đúng cách

0
3996
Mái tôn nhà xưởng khung thép

Thi công mái tôn nhà xưởng 

Với nhiều ưu điểm như có khả năng chịu nhiệt tốt, chống ồn, chống nóng, thoát nước dễ dàng nên tôn được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thi công đạt chuẩn chất lượng. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết cách thi công mái tôn nhà xưởng chất lượng nhé:

thi công mái tôn nhà xưởng

1. Đo đạc cẩn thận

-Cần phải đo đạc trước để mua vật tư cho chuẩn, không thừa cũng không thiếu.

-Chúng ta cần tính diện tích mái để mua nguyên vật liệu, công thức sẽ được tính là chiều rộng x chiều dài x độ dốc. Công thức này cũng được áp dụng đối với mái tôn giả ngói.

-Muốn tính được diện tích mái thì ngoài 2 thông số chiều dài với chiều rộng của ngôi nhà có thể đo được dễ dàng dưới đất thì cần phải tính được độ dốc của mái nhà

-Thông thường mái có độ dốc nhỏ hơn 8% là chuẩn nhất. Vật liệu làm mái cũng ảnh hưởng đến độ dốc của mái, mái càng dốc càng tốn nhiều nguyên vật liệu và quan trọng hơn là càng thoát nước tốt.

Mái tôn nhà xưởng
Mái tôn nhà xưởng

Công thức tính độ dốc mái tôn như sau: I = H/L

Trong đó:

H là chiều cao của mái

I là độ dốc

L là chiều dài của mái

Sau khi tính toán xong độ dốc mái xong thì mới tính được khoảng cách xà gồ sao cho hợp lý.

2. Giai đoạn chuẩn bị vật liệu

Quá trình thi công mái tôn nhà xưởng
Quá trình thi công mái tôn nhà xưởng

-Dựa vào kết quả tính toán theo công thức trên, bạn có thể đi mua các vật liệu đi kèm cùng với số lượng tấm lợp đủ để lợp mái tôn công trình.

-Cần chuẩn bị riêng 1 chỗ để đặt các dụng cụ cần thiết cho việc lợp mái tôn và 1 thùng phuy để đựng những đồ không cần thiết

-Các phụ tùng đi kèm có thể kể đến như là: máy khoan, cưa, vít gỗ tự hàn, súng bắn ghim, đinh vít lợp kim loại, đinh đóng mái ¼ inch, các loại mũi khoan.

-Cả thùng phuy và các phụ tùng đều phải được đặt ở nơi khô ráo và phải được che bạt cẩn thận.

3. Sửa chữa mái nhà cũ

Thi công mái tôn nhà xưởng

-Trước khi lắp mái tôn mới thì việc tháo các mái tôn cũ là điều cần thiết. Hãy loại bỏ tất cả những gì thừa thãi của mái tôn cũ, làm sạch bụi bẩn. Bắt đầu tiến hành từ các tấm ốp nóc cho đến điểm cao nhất, rồi đến các tấm bảo vệ, điểm xa nhất, lỗ thông hơi, nói chung là tất cả các tấm lợp cũ, thay thế bằng tấm lợp mới hết.

-Khi đã tháo xong các mái tôn cũ thì ván ép hoặc xương trần sẽ lộ ra, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thông gió, lớp cách nhiệt để sửa lại khi cần thiết. Có thể đặt lại cả máng nước nếu bạn thấy cần thiết.

4. Bắt đầu lợp mái tôn

thi công mái tôn nhà xưởng

-Bước 1: Xử lý các viền bao quanh

Nếu như có máng nước thì nên đặt mái hắt và diềm mái chồng lên nhau, nếu không có thì đóng đinh để gắn vào mái nhà, đóng quanh toàn bộ mái.

-Bước 2: Lấy tấm lợp đầu tiên rồi đặt trên mái nhà sao cho nhô lên khoảng vài cm, sau đó dùng đinh vít có đệm cao su để gắn chặt vào, giữa các đinh là 10 inch.

Sau khi lợp xong tấm tôn ở trên đỉnh thì bắt đầu chuyển qua mép mái tôn. Các tấm đặt theo thiết kế từ trước sẵn hoặc nối tiếp nhau 1 inch. Nếu muốn kín hơn thì có thể cho keo silicon hoặc hạt silicon nguyên chất xuống dưới cạnh của các tấm phía dưới

-Bước 3: Sử dụng những tấm nối

Bạn nên uốn cong các tấm khe che nối thành hình chữ V sao cho hợp với mái nhà rồi đặt lên trên khe mái, điều này vừa giúp cho mái nhà đẹp hơn và bền hơn ( nó cũng giống như mái hắt vậy ).

Có thể sử dụng thêm ốc vít tùy thuộc vào độ rộng máng khe nối.

-Bước 4: Giai đoạn cuối cùng

Rà soát lại lần cuối cùng xem lắp đặt có chuẩn không.

Loại bỏ tất cả những thành phần thừa thãi đi.

Theo Camnanglamnha.vn

SHARE