Những lý do không nên bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang

0
2484

Hiện nay rất nhiều gia đình tại Việt Nam bố trí nhà vệ sinh dưới chân cầu thang, kể cả những kiến trúc sư cũng thường thiết kế như vậy với lý do tận dụng diện tích để tiết kiệm hơn. Tuy nhiên việc làm này là hết sức không đúng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sai lầm về lâu dài. Bài viết này sẽ liệt kê những lý do không nên bố trí nhà vệ sinh dưới chân cầu thang. Cùng tìm hiểu nhé.

Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?

Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang?
Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang?

Sinh khí là luồn năng lượng đem theo những vận khác nhau cho mọi người, việc tạo luồn khí tốt, vận may là điều mà nhiều gia chủ quan tâm khi thiết kế, bố trí trong xây dựng. Theo phong thủy học, việc thiết kế phòng vệ sinh dưới cầu thang được cho là không tốt bởi các nguyên nhân sau đây:

1. Cầu thang là “con đường” lưu chuyển sinh khí lên các tầng cao hơn trong gia đình, trong khi đó nhà vệ sinh là nơi sinh ra khí âm làm cầu thang cũng bị nhiễm, điều này dẫn đến việc khí đi lên bị ô uế. Cầu thang thường được đặt ở vị trí tốt, cung tốt; còn nhà vệ sinh thường đặt ở vị trí xấu, cung xấu bởi có tác dụng trấn yểm các nơi có khí trường xấu như Thiên Hình, Đại Sát. Bởi vậy việc kết hợp 2 nơi đôi nghịch nhau sẽ dẫn đến xung đột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến tiền của.

Nhà vệ sinh dưới chân cầu thang ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ
Nhà vệ sinh dưới chân cầu thang ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ

2. Nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều khí âm, mà đặc tính của khí âm là ù lì, thụ động, nhút nhát, ỷ lại…  nên khi làm những việc cần sự năng động, hoạt bát, sáng tạo thì thất bại. Cũng chính vì khí âm đặt nơi cầu thang nên khi có gió thì khí âm này phát tán rất nhanh và mạnh nó lan tỏa ra khắp nơi ở bên trong ngôi nhà và gây ảnh hưởng xấu lên toàn bộ ngôi nhà.

Như vậy dẫn đến việc Âm thịnh còn Dương thì suy, gây ảnh hưởng đến người đàn ông trong nhà này càng ngày càng mất năng lượng và nó cũng đồng nghĩa với việc thất bại của những người đàn ông trong căn nhà này. Đàn ông trong nhà họ làm việc thì hay gặp thất bại, bị bạn bè phản bội hay chơi xấu; còn những người con trai của họ thì học không được khá lắm nếu không muốn nói là học quá tệ, đôi khi đi học còn bị chúng bạn trong lớp ăn hiếp, chơi xấu, thậm chí người đàn ông trong nhà sẽ suy sụp, kiệt quệ, gặp nạn… điều này không chỉ được viết trong sách mà còn được chứng thực trong những câu chuyện có thật về nhiều gia đình đã từng xảy ra.

> Xem thêm: Phong thủy cho phòng khách và những điều cần lưu ý phần 1

Nhà vệ sinh dưới cầu thang gây ù lỳ, chậm chạp, không năng động, hoạt bát
Nhà vệ sinh dưới cầu thang gây ù lỳ, chậm chạp, không năng động, hoạt bát

Cách khắc phục trong việc bố trí nhà vệ sinh dưới gần cầu thang

Có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề bố trí nhà vệ sinh (WC) dưới cầu thang bởi khi thiết kế nhà ống, nhà phố cần tận dụng diện tích để không gian thoải mái hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì việc làm này hết sức không được hợp phong thủy nếu gia chủ muốn đảm bảo sức khỏe, đem lại vận may, tiền tài và tránh điềm gở, xui xẻo cho mình, trường hợp này rất đúng với câu nói của ông cha ngày xưa rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đối với những gia đình đã lắp đặt phòng vệ sinh dưới chân cầu thang rồi thì nên làm theo những cách khắc phục sau đây:

– Phương án thứ nhất: Đập bỏ nhà vệ sinh và xây lại ở vị trí khác, các luồn khí hư nhược ứ đọng tại khu vực này sau một khoảng thời gian sẽ dần tiêu tán và trả lại sinh khí mới mẻ, trong lành.

– Phương án thứ hai: Tận dụng phòng bên dưới để chuyển sang làm nhà kho hoặc nơi làm việc, không được bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang hay cầu thang dưới nhà vệ sinh.

Thiết kế phòng dưới chân cầu thang thành nhà kho hoặc vị trí làm việc
Thiết kế phòng dưới chân cầu thang thành nhà kho hoặc vị trí làm việc

– Thứ ba: Nếu bạn không có đủ điều kiện hoặc các thiết kế vị trí khác không cho phép làm nhà vệ sinh thì vẫn giữ nguyên, nhưng tuyệt đối phải tuân theo quy tắc ngũ hành trong phong thủy. Dùng la bàn kiểm tra xem vị trí toilet dưới cầu thang đang nằm ở hướng nào rồi căn cứ ngũ hành của khu vực bố trí toilet thuộc hành gì? Sau đó dùng quy luật tương sinh hoặc tương khắc để hóa giải, tóm lại là bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phải phù hợp với ngũ hành.

Ví dụ: Nhà vệ sinh đặt ở vị trí Tây Nam (Cung Khôn). Ở vị trí này Ngũ Hành thuộc thổ. Chúng ta có thể dùng quy luật tương sinh để làm tiết giảm sinh lực của khí hư này. Hoặc Nếu không muốn dùng tương sinh thì có thể dùng tương khắc.

Lưu ý: Khi dùng hành tương sinh hay tương khắc để hóa giải thì nhớ một điều là hành đó phải nhiều hơn hành của khí hư.

Trở lại ví dụ trên ta thấy: Toilet đặt tại Tây Nam thuộc hành Thổ. Vậy tại đây nếu ta dùng quy luật tương sinh để hóa giải thì thuộc tính ngũ hành Kim phải nhiều. Hoặc sử dụng tương khắc thì chúng ta dùng hành Mộc nhiều để chấn áp khí hư này.

Không nên thiết kế nhà vệ sinh (toilet) dưới gầm cầu thang
Không nên thiết kế nhà vệ sinh (toilet) dưới gầm cầu thang

> Có thể bạn quan tâm: Kiêng kỵ trong phong thủy khi thiết kế cửa chính

Xoay quanh vấn đề thiết kế và xây dựng nhà cửa tương đối phức tạp, liên quan mật thiết đến phong thủy mà nhiều người lại không để ý hoặc không quan tâm đến sự tác động của nó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để đến lúc xảy ra mới hối hận, vấn đề có nên làm nhà vệ sinh dưới cầu thang cũng như vậy, các bạn nên lưu ý và tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến phong thủy để đem lại tài lộc, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Theo Camnanglamnha.vn

 

SHARE