[Tài liệu] Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

0
2809
Thi công sơn nước chống thấm
Thi công sơn nước chống thấm

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

  Người soạn : Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Bộ Xây dựng

 

Phần I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

  1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỰ ÁN

  2. Khái niệm về Dự án

Theo Đại bách khoa toàn thư , từ “ Project – Dự án” được hiểu là “ Điều có ý định làm” hay “ Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tưởng, ý đồ, nhu cầu vùa có ý năng động, chuuyển động hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thể như :

Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó d­ưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt đ­ược mục tiêu nhất định đã dề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn ( Tổ chức điều hành dự án -VIM).

Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định ( khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu)

Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể (trường Đại học Quản lý Henley ).

Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vuợt qua dự toán đó.

  1. Đặc điểm chủ yếu của dự án:

            2.1. Nhiệm vụ có tính đặc thù riêng, có tính một lần: không có nhiệm vụ nào khác có thể giống hoàn toàn với nhiệm vụ này. Điểm khác biệt của nó được thể hiện trên bản thân nhiệm vụ và trên thành quả cuối cùng.

2.2. Phải đáp ứng những mục tiêu rõ ràng.Mục tiêu của dự án bao gồm hai loại:

– Mục tiêu mang tính thành quả là yêu cầu mang tính chức năng của dự án như: công suất , chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

– Mục tiêu mang tính ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng.

2.3. Mang những yếu tố không chắc chắn và rủi ro.

2.4. Chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.

2.5. Yêu cầu có sự kết hợp nhiều nguồn lực đa dạng.

2.6. Là đối tượng mang tính tổng thể

  1. Những đặc điểm khác của dự án :

3.1. Một dự án cá biệt có thể là một phần của một dự án lớn

3.2. Trong quá trình triển khai thực hiện, các mục tiêu và đặc điểm kết quả một số dự án sẽ được xác định lại.

3.3. Kết quả của dự án có thể là một sản phẩm hoặc một số đơn vị của sản phẩm.

3.4. Bộ máy tổ chức chỉ là tạm thời và được thành lập trong thời gian thực hiện dự án

3.5. Sự tương tác giữa các hoạt động dự án có thể phức tạp.

  1. Vòng đời của Dự án

4.1. Khái niệm về vòng đời của dự án

Vì có thời gian khởi đầu và kết thúc nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của Dự án bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả của Dự án. Trong vòng đời này, công tác quản lý chú trọng vào phương thức kiểm soát nhằm giảm thiểu những nguồn lực và tiền của dành cho những mục tiêu không chắc chắn.

Khái niệm vòng đời xuất phát từ ba quan điểm sau:

  • Dự án có thời gian khởi đầu và kết thúc
  • Dự án giải quyết một vấn đề hoặc nhằm đạt tới một nhu cầu về tổ chức
  • Quá trình quản lý được thực hiện song song với vòng đời.

Hầu hết các dự án phát triển sử dụng vòng đời bốn giai đoạn:

Giai đoạn Tên gọi Những mục tiêu quản lý
 

Hình thành

 

 

Đề án và khởi xướng

 

 

• Quy mô và mục tiêu

• Tính khả thi

• Ước tính ban đầu +/- 30%

• Đánh giá các khả năng

• Quyết định triển khai hay không

 

Phát triển

 

 

Thiết kế và đánh giá

 

 

• Xây dựng Dự án

• Kế hoạch thực hiện và phân bổ nguồn lực

• Dự toán +/- 10%

• Kế hoạch ban đầu

• Phê duyệt

 

 

Trưởng

thành

 

 

Thực hiện và quản lý

 

 

• Giáo dục và thông tin

• Qui hoạch chi tiết và thiết kế

• Khống chế ở mức +/- 5%

• Bố trí công việc

• Theo dõi tiến trình

• Quản lý và phục hồi

 

Kết thúc

 

 

Hoàn công và kết thúc

 

 

• Hoàn thành công việc

• Sử dụng kết quả

• Đạt được các mục đích

• Giải thể nhân viên

• Kiểm toán và xem xét

4.2. Vòng đời của dự án theo các xác định của Ngân Hàng Thế giới:

  1. a) Xác định các nội dung của dự án
  2. b) Chuẩn bị dữ liệu
  3. c) Đánh giá dữ liệu và lựa chọn giải pháp cho dự án
  4. d) Đàm phán và huy động thành lập tổ chức dự án

đ) Triển khai bao gồm thiết kế chi tiết và xây dựng dự án

  1. e) Thực hiện Dự án
  2. g) Đánh giá tổng kết sau dự án
  3. Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5.1. Dự án xã hội : Cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ an ninh trật tự cho tất cả các tầng lớp dân chúng, khắc phục những hậu quả thiên tai

5.2. Dự án kinh tế: Cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức hệ thống đấu thầu, bán đấu giá tài sản, xây dựng hệ thống thuê mới

5.3. Dự án tổ chức: Cải tổ bộ máy quản lý. thực hiện cơ cấu sản xuất kinh doanh mới. tổ chức các hội nghị quốc tế, đổi mới hay thành lập các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp khác.

5.4. Các dự án nghiên cứu và phát triển: Chế tạo các sản phẩm mới, nghiên cứu chế tạo các kết cấu xây dựng mới, xây dựng các chư­ơng trình. phần mềm tự động hóa

5.5. Dự án đầu tư  xây dựng: Các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng và hạ tầng kỹ thuật.

  1. Nội dung quản lý Dự án

6.1. Quản lý dự án và đặc trưng của nó

Sự xuất hiện của hàng loạt công trình kém chất l­ượng, công trình dở dang,  chúng ta cảm thấy đau lòng. Nếu các nhà quản lý hiểu rõ được kiến thức quản lý lý dự án. nắm vững đ­ược quy luật vận động của dự án thi sẽ tránh được rất nhiều các hiện tượng .

Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển nh­ư vũ bão của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nư­ớc đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này, các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự án công trình có quy mô lớn. kỹ thuật cao, chất lư­ợng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản trong cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ng­ng nâng cao về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư­ dự án cũng yêu cầu ngày càng cao đối với chất l­ượng dự án.

Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án. Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu t­ư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.

Quản lý dự án bao gồm những đặc tr­ưng cơ bản sau:

  1. a) Chủ thể của quản lý dự án chính là ng­ười quản lý dự án.
  2. b) Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này đư­ợc gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.
  3. c) Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng đư­ợc yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
  4. d) Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức. chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta th­ường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.

6.2. Nội dung quản lý dự án

Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như­ mục tiêu về giá thành,. mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lư­ợng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

  1. a) Quản lý phạm vi dự án

Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án …

  1. b) Quản lý thời gian dự án

Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian. khống chế thời gian và tiến độ dự án.

  1. c) Quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vư­ợt quá mức trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.

  1. d) Quản lý chất lư­ợng dự án

Quản lý chất l­ượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng đư­ợc yêu cầu về chất lư­ợng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lư­ợng. khống chế chất l­ượng và đảm bảo chất lượng …

đ) Quản lý nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực là phư­ơng pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án.

  1. e) Quản lý việc trao đổi thông tin dự án

Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như­ việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án

  1. g) Quản lý rủi ro trong dự án

Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường tr­ước đư­ợc. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết. phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.

  1. h) Quản lý việc thu mua của dự án

Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua. lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu

  1. i) Quản lý việc giao nhận dự án

Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đ­ưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án. Một số dự án tư­ơng đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả. Nhưng một số dự án lại khác, san khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất. Dự án vừa bư­ớc vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (ngư­ời tiếp nhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa  nắm vững đ­ược tính năng, kỹ thuật của dự án. Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việc giao – nhận dự án. Quản lý việc giao nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ gian hai bên giao và nhận, như­ vậy mới tránh được tình  trạng dự  án tốt nh­ưng hiệu quả kém, đầu tư ­ cao như­ng lợi nhuận thấp. Trong rất nhiều dự án đầu t­ư quốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản lý việc giao – nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong việc quản lý dự án.

6.3. Ý nghĩa của quản lý dự án

  1. a) Thông qua quản lý dự án có thể tránh đ­ược những sai sót trong những công trình lớn, phức tạp.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng ngày càng nhiều. Ví dụ, công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn, các công trình thủy lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không. Cho dù là nhà đầu tư­ hay ngư­ời tiếp quản dự án đều khó gánh vác đư­ợc những tổn thất to lớn do sai lầm trong quản lý gây ra. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn. phức tạp đạt đư­ợc mục tiêu đề ra một cách thuận lợi.

  1. b) Áp dụng ph­ương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án.

Nhà đầu tư­ (khách hàng) luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự án công trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án. Trong đó, một sổ mục tiêu có thể phân tích định lư­ợng, một số lại không thể phân tích định lượng. Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mục tiêu định l­ượng mà coi nhẹ những mục tiêu định tính. Chỉ khi áp dụng phương pháp quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phối hợp, khống chế giám sát hệ thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả

Một công trình dự án có quy mô lớn sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia dự án như­ người tiếp quản dự án, khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà cung ứng, các ban ngành chủ quản nhà nư­ớc và công chúng xã hội. Chỉ khi điều tiết tốt các mối quan hệ này mới có thể tiến hành thực hiện công trình dự án một cách thuận lợi.

  1. c) Quản lý dự án thúc đẩy sự tr­ưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành.

Mỗi dự án khác nhau lại đòi hỏi phải có các nhân tài chuyên ngành khác nhau. Tính chuyên ngành dự án đòi hỏi tính chuyên ngành của nhân tài. Vì thế, quản lý dự án thúc đẩy việc sử dụng và  phát triển nhân tài, giúp cá nhân tài có đất để dụng võ.

Tóm lại, quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng và có nghĩa trong đời sống kinh tế. Trong xã hội hiện đại, nếu không nắm vững ph­ương pháp quản lý dự án sẽ gây ra những tổn thất lớn. Để tránh được những tổn thất này và giành đư­ợc những thành công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện dự án. chúng ta phải lên kế hoạch một cách tỉ mỉ, chu đáo.

  1. Bảy yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án:

Bảy yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án
 

Hai yếu tố do tác động bên ngoài

1. Nguồn tài trợ và chương trình: nguồn tài chính do nhà tài trợ và chủ dự án cung cấp, kết quả mong đợi và thời gian “hoàn ” vốn.

2. Ảnh hưởng bên ngoài như tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường.

 

Hai yếu tố phát sinh từ chiến lược của dự án

3. Thái độ: thể hiện tầm quan trọng của dự án và sự hỗ trợ của các bên liên quan.

4. Xác định: dự án cần xác định rõ phải làm gì, phương pháp tiếp cận thiết kế dự án và chiến lược thực hiện.

 

Ba yếu tố xuất phát từ bên trong tổ chức dự án

 

5. Con người: sự quản lý và lãnh đạo

6. Hệ thống:  kế hoạch, chế độ báo cáo và kiểm soát để đo lường tiến độ của dự án

7. Tổ chức: vai trò, trách nhiệm và quan hệ giữa các bên tham gia.

 

  1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

  2. Dự án đầu tư xây dựng ( 17 Điều 3- Luật Xây dựng)

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Dự án đầu tư xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần, cần có một lượng đầu tư nhất định, trải qua một loạt các trình tự . Dự án đầu tư xây dựng có những đặc trưng cơ bản sau :

– Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần có mối liên hệ nội tại chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng.

– Hoàn thành công trình là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tư  và về hiệu quả đầu tư.

– Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởng đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

– Mọi công việc chỉ thực hiện một lần : đầu tư một lần, địa điểm xây dựng cố định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất.

  1. Các yêu cầu chủ yếu của Dự án đầu tư xây dựng công trình (khoản 2 Điều 2- Nghị định 12/2009/NĐ-CP):

Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

  1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ( khoản 1 Điều 45 Luật Xây dựng)

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm : quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.

  1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ( Điều 2- Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:

4.1. Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 12/2009/NĐ-CP;

4.2. Theo nguồn vốn đầu tư:

  1. a) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
  2. b) Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
  3. c) Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
  4. d) Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
  5. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ( Điều 2- Nghị định 16/2005/NĐ-CP)

5.1. Ngoài quy định tại khoản 2 mục này thì tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:

  1. a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng;
  2. b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  3. c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.

5.2. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.

  1. Xác định Chủ đầu tư xây dựng công trình ( Điều 3-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

6.1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

  1. a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;
  2. b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;

  1. c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư.

6.2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.

6.3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.

  1. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình

7.1. Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.

7.2. Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

  1. a) Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án;
  2. b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng;
  3. c) Qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án.

7.3. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:

  1. a) Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư. Riêng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ quản lý ngành tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư thì phải báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  2. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
  3. Trình tự lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng

8.1. Khảo sát xây dựng phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây dựng và thi tuyển kiến trúc;

8.2. Trình thông qua chủ trương đầu tư

8.2.1. Đối với dự án quan trọng quốc gia:

  1. a) Lựa chọn nhà thầu lập báo cáo đầu tư­ xây dựng công trình;
  2. b) Lập báo cáo đầu t­ư xây dựng công trình;
  3. c) Trình báo cáo đầu t­ư xây dựng để xin phép đầu t­ư xây dựng ;

8.2.2. Đối với các dự án nhóm A,B,C:

  1. a) Trình người quyết định đầu tư thông qua chủ trương đầu tư;
  2. b) Xin người quyết định đầu tư chi phí để lập dự án đầu tư xây dựng

8.3. Tổ chức thi tuyển kiến trúc : lập nhiệm vụ thiết kế thi tuyển và chọn ph­ương án đư­ợc chọn để triển khai thiết kế cơ sở;

8.4. Lập nhiệm vụ thiết kế cơ sở (nhiệm vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình);

8.5. Lựa chọn nhà thầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và lập thiết kế cơ sở;

8.6. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, dự án đầu tư­ xây dựng công trình      ( trong đó đã có thiết kế cơ sở );

8.7. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán ( đối với trường hợp lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng);

8.8. Trình thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, dự án đầu tư­ xây dựng công trình;

8.9. Thành lập BQLDA hoặc thuê t­ư vấn QLDA sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, dự án đầu tư­ xây dựng công trình theo hình thức quản lý dự án được nêu tại quyết định đầu tư;

8.10. Đăng ký đầu tư hoặc xin Chứng nhận đầu tư;

8.11. Xin giao đất hoặc thuê đất;

8.12. Xin Giấy phép xây dựng;

8.13. Lựa chọn nhà thầu lập thiết kế các bước tiếp theo và lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng để thực hiện khảo sát phục vụ cho các bước thiết kế này;

8.14 Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, kể cả khi bổ sung nhiệm vụ khảo sát.

8.15. Giám sát và nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng.

8.16. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

8.17. Lập thiết kế các b­ước tiếp theo (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công);

8.18. Lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế đối với nội dung nào mà chủ đầu tư không thẩm định được;

8.19. Thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế.

8.20. Nghiệm thu thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế liên quan và quy trình bảo trì công trình do nhà thầu thiết kế lập;

8.21. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

8.22. Lựa chọn t­ư vấn giám sát, Tư­ vấn chứng nhận chất l­ượng công trình xây dựng quy định tại Điều 28 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP;

8.23. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;

8.24. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng và các nhà thầu khác với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.

8.25. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do các nhà thầu tham gia xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế;

8.26. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng;

8.27. Tổ chức thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy; đăng ký và kiểm định trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; lập, đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng xây dựng đập và các quy định về chứng nhận đủ điều kiện an toàn theo yêu cầu tương ứng của bộ, ngành khác.

8.28. Nghiệm thu công trình hoàn thành;

8.29. Tổ chức thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực; chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào sử dụng;

8.30. Thanh toán và quyết toán với nhà thầu thi công xây dựng;

8.31. Quyết toán vốn đầu t­ư xây dựng ;

8.32. Bàn giao công trình;

8.33. Đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bảo hành công trình xây dựng và thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định;

8.34. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy định khi là chủ sở hữu và chủ quản lý, sử dụng công trình;

  1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng ( Điều 2-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

9.1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.

9.2. Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ để ban hành tiêu chuẩn xây dựng.

9.3. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối với các công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở, công trình công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật được quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn xây dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộc chức năng quản lý của mình.

9.4. Những tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam thuộc các lĩnh vực sau đây bắt buộc áp dụng:

  1. a) Điều kiện khí hậu xây dựng;
  2. b) Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;
  3. c) Phân vùng động đất;
  4. d) Phòng chống cháy, nổ;

đ) Bảo vệ môi trường;

  1. e) An toàn lao động.

Trong trường hợp nội dung thuộc các điểm d, đ, e của khoản này mà tiêu chuẩn Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ quản lý ngành chấp thuận bằng văn bản.

9.5. Theo quy định tại Điều 2 của Quy chế áp  dụng tiêu chuẩn  xây dựng nước ngoài trong hoạt động  xây dựng ở Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định  số 09 /2005 /QĐ-BXD ngày  07 tháng  4  năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì  ” Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam khi áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài vào hoạt động xây dựng phải tuân thủ Quy chế này ” .

  1. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng ( khoản 1 Điều 1 Nghị đinh 49/2008/NĐ-CP)

10.1. Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:

  1. a) Công trình dân dụng;
  2. b) Công trình công nghiệp;
  3. c) Công trình giao thông;
  4. d) Công trình thủy lợi;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật.

10.2. Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô của công trình.

10.3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.

  1. Trong thời hạn một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ Xây dựng phải ban hành quy định cụ thể về loại và cấp công trình trong các quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. Trong thời gian chưa ban hành các quy định này, cho phép tiếp tục áp dụng phương pháp phân loại và cấp công trình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng cho đến khi Bộ Xây dựng ban hành các quy định về loại và cấp công trình trong các quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng ( khoản 1 Điều 3 Nghị định 49/2008/NĐ-CP).

 

III. LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

  1. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Khoản 2 Điều 4 của Luật Đấu thầu đã nêu : “ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế ”, bởi vậy trong việc lựa chọn nhà thầu chủ đầu tư cần phải chú ý đến điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu xây dựng.

Để chọn được nhà thầu chủ đầu tư cần thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

  1. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân ( Điều 36-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân

2.1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.

2.2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:

  1. a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
  2. b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
  3. c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
  4. d) Thiết kế xây dựng công trình;

đ) Khảo sát xây dựng công trình;

  1. e) Thi công xây dựng công trình;
  2. g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
  3. h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
  4. i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
  5. k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.

2.3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

2.4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2.5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể.

2.6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

2.7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.

2.8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.

  1. Chứng chỉ hành nghề ( Điều 37-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

3.1. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.

3.2. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề.

3.3. Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định.

  1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư ( Điều 38-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

  1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư ( Điều 39-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.

  1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ( Điều 40-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

6.1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

6.2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.

  1. 7. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án ( Điều 41-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

7.1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

  1. a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án;
  2. b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án;
  3. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.

7.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
  2. b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại;
  3. c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại.
  4. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án ( Điều 42-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

8.1. Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau:

  1. a) Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại;
  2. b) Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại.

8.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc lập dự án nhóm B, C cùng loại;
  3. c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật của công trình cùng loại.
  4. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án ( Điều 43-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

9.1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

  1. a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1:

Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1;

  1. b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trư­­ởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2;
  2. c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.

9.2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án.

9.3. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­­ợc quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
  2. b) Hạng 2: đư­­ợc quản lý dự án nhóm B, C;
  3. c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại.
  4. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án ( Điều 44-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

10.1. Năng lực của tổ chức tư­­ vấn quản lý dự án đư­­ợc phân thành 2 hạng như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;

– Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;

– Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án;

– Có tối thiểu 20 kiến trúc s­­ư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;

– Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.

10.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­­ợc quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
  2. b) Hạng 2: đư­­ợc quản lý dự án nhóm B, C;
  3. c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình.
  4. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
  5. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng ( Điều 45-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

11.1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau:

  1. a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II;
  2. b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên.

11.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­ợc làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
  3. c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
  4. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi khảo sát xây dựng ( Điều 46-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

12.1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng đư­­ợc phân thành 2 hạng như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1;

– Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn;

– Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;

– Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;

– Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại.

12.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­ợc thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
  3. c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.

12.3. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại.

  1. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình ( Điều 47-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

13.1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình đư­ợc phân thành 2 hạng như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

– Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

– Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính  của 3 công trình cấp II cùng loại.

13.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­ợc làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
  3. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình ( Điều 48-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

14.1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc                     đảm nhận;

– Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;

– Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.

  1. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định.

14.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­ợc làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.
  3. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình ( Điều 49-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

15.1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1;

– Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;

– Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;

– Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;

– Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

15.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đ­ược thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
  3. c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.

15.3. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.

  1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ( Điều 50-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

16.1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này.

16.2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này.

  1. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình ( Điều 51-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

17.1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;

– Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;

– Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

17.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đ­ược giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
  3. c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.

17.3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.

  1. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trư­ờng ( Điều 52-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

18.1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

  1. a) Hạng 1:

– Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;

– Đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;

– Đã là chỉ huy trư­ởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

  1. c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.

18.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đ­ược làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đư­ợc làm chỉ huy trưởng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
  3. c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình cấp IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III cùng loại.
  4. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình ( Điều 53-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

19.1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình đư­ợc phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:

  1. a) Hạng 1:

– Có chỉ huy trư­ởng hạng 1 của công trình cùng loại;

– Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;

– Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;

– Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;

– Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

  1. b) Hạng 2:

– Có chỉ huy trư­ởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại;

– Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;

– Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;

– Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;

– Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.

19.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Hạng 1: đư­ợc thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
  2. b) Hạng 2: đ­ược thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
  3. c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.

19.3. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.

  1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình ( Điều 54-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

20.1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

  1. a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;
  2. b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

20.2. Phạm vi hoạt động:

  1. a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;
  2. b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;
  3. c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.

20.3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

  1. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề ( Điều 55-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

21.1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền:

  1. a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật;
  2. b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề.

21.2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ:

  1. a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng;
  2. b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép;
  3. c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện;
  4. d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề.
  5. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam ( Điều 56-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

  1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
  2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng ( Điều 50-Luật Xây dựng)

1.1. Chủ đầu tư  xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các quyền sau đây:

  1. a) Được tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng;
  2. b) Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng;
  3. c) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát  theo yêu cầu hợp lý của nhà thiết kế;
  4. d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do nhà thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng; Trước khi phê duyệt, khi cần thiết chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực về khảo sát xây dựng thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
  2. b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng trong trường hợp không đủ  điều kiện năng lực khảo sát xây dựng để tự thực hiện;
  3. c) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
  4. d) Xác định phạm vi khảo sát và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện hợp đồng;

đ) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

  1. e) Tổ chức nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát;
  2. g) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, xác định sai nhiệm vụ khảo sát và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  3. h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  4. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng khảo sát xây dựng (Thông tư 12/2005/TT-BXD)

2.1. Chủ đầu tư phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và nhiệm vụ khảo sát xây dựng bổ sung được lập theo quy định tại các Điều 6,7,9 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

2.2. Chủ đầu tư cử người có chuyên môn phù hợp để giám sát công tác khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP . Trường hợp không có người có chuyên môn phù hợp thì thuê người có chuyên môn phù hợp thực hiện việc giám sát.

2.3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP và mời các chuyên gia, tổ chức chuyên môn tham gia khi cần thiết.

  1. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng ( Điều 51-Luật Xây dựng)

3.1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau đây:

  1. a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến nhiệm vụ khảo sát;
  2. b) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ khảo sát;
  3. c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Chỉ được ký kết hợp đồng  thực hiện các công việc khảo sát phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
  2. b) Thực hiện đúng nhiệm vụ khảo sát được giao, bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát;
  3. c) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
  4. d) Bảo vệ môi trường trong khu vực khảo sát;

đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

  1. e) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do việc khảo sát sai thực tế, sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  2. g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  3. h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

4.1. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
  2. b) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
  3. c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình;
  2. b) Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết;
  3. c) Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập;
  4. d) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền;

đ) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

  1. e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 41 Luật Xây dựng)

5.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
  2. b) Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng;
  3. c) Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
  4. d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

5.2.  Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Thuê tư vấn lập dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện;
  2. b) Xác định nội dung  nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
  3. c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
  4. d) Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

đ) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

  1. e) Lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình;
  2. g) Bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình ( Điều 57- Luật Xây dựng)

6.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các  quyền sau đây:

  1. a) Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình;
  2. b) Đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế;
  3. c) Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
  4. d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế;

đ) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

  1. e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

6.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp để tự thực hiện;
  2. b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
  3. c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế;
  4. d) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

đ) Thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật này;

  1. e) Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế;
  2. g) Lưu trữ hồ sơ thiết kế;
  3. h) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin, tài liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  4. i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  5. Về quản lý chất lượng thiết kế được quy định tại chương IV của Nghị định 209/2004/NĐ-CP (khoản 2 mục II Thông tư 12/2005/TT-BXD)

7.1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình .  Nhiệm vụ thiết kế phải nêu rõ các yêu cầu và điều kiện để nhà thầu thiết kế thực hiện. Tại các bước thiết kế, nhiệm vụ thiết kế có thể được bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng công trình.

7.2. Nhiệm vụ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt là căn cứ để nhà thầu thiết kế thực hiện. Trước khi phê duyệt, chủ đầu tư mời chuyên gia góp ý nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết. Chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định  đầu  tư  sau khi phê duyệt nhiệm vụ thiết kế.

Đối với công trình phải thi tuyển thiết kế kiến trúc thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập nhiệm vụ thiết kế để người quyết định đầu tư phê duyệt .

7.3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng, cấp công trình và hình thức thực hiện hợp đồng khi chủ đầu tư ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát và khớp nối toàn bộ thiết kế hoặc có thể giao cho tổng thầu thiết kế thực hiện nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, xử lý kịp thời các phát sinh đảm bảo hiệu quả của dự án .

  1. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (Điều 58–Luật Xây dựng)

8.1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ  thiết kế;
  2. b) Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế;
  3. c) Quyền tác giả đối với thiết kế công trình;
  4. d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

8.2. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình;
  2. b) Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng;
  3. c) Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận;
  4. d) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng;

đ) Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế;

  1. e) Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình;
  2. g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
  3. h) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  4. i) Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng hồ sơ thiết kế và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do  lỗi của mình gây ra.
  5. k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  6. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình (Điều 75- Luật Xây dựng)

9.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình  có các quyền sau đây:

  1. a) Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp;
  2. b) Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
  3. c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật;
  4. d) Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường;

đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

  1. e) Không thanh toán giá trị khối lượng không bảo đảm chất lượng hoặc khối lượng phát sinh không hợp lý;
  2. g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

9.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp để thi công xây dựng công trình;
  2. b) Tham gia với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình;
  3. c) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
  4. d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

  1. e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt  động  xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
  2. g) Xem xét và quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình;
  3. h) Tôn trọng quyền tác giả thiết kế công trình;
  4. i) Mua bảo hiểm công trình;
  5. k) Lưu trữ  hồ sơ công trình;
  6. l) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  7. m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
  8. n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  9. Về quản lý chất lượng thi công xây dựng được quy định tại chương V của Nghị định 209/2004/NĐ-CP (khoản 3 mục II số Thông tư 12/2005/TT-BXD)

10.1. Chủ đầu tư tự tổ chức giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP khi có đủ điều kiện năng  lực  giám  sát  thi  công  xây  dựng  quy  định  tại  Điều 62  của  Nghị định 16/2005/NĐ-CP.

10.2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Báo cáo theo mẫu tại phụ lục 4 của Thông tư này định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình gửi Sở Xây dựng.

10.3. Chủ đầu tư  yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình.

Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình . Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP có các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; mô tả vắn tắt ph­ương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất l­ượng thi công xây dựng.

10.4. Chủ đầu tư  và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng  theo các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP gồm: danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

10.5. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng nghiệm thu nội bộ các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình và công trình trước khi nhà thầu thi công xây dựng phát hành phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu với các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu như sau:

– Đội trưởng;

– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp;

– Tổ trưởng tổ công nhân trực tiếp thi công;

– Đại diện nhà thầu thi công công việc, giai đoạn thi công xây dựng tiếp nhận để tiếp tục thi công ( nếu có)

– Đại diện Tổ quản lý chất lượng giúp Chỉ huy trưởng công trường;

– Đại diện của Phòng kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng.

10.6. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình và công trình xây dựng theo quy định tại các Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Đối với các công việc xây dựng khó khắc phục khiếm khuyết khi triển khai các công việc tiếp theo như công tác thi công phần ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế cùng tham gia nghiệm thu.

Khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng, chủ đầu tư  mời  đại  diện  chủ  quản lý sử dụng  hoặc  chủ sở hữu công trình tham dự nghiệm thu.

10.7. Chủ đầu tư tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, chủ sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định.

  1. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình (Điều 76-Luật Xây dựng)

11.1. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
  2. b) Đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng và hiệu quả công trình;
  3. c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
  4. d) Dừng thi công xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu;

đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựng công trình gây ra;

  1. e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

11.2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
  2. b) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;
  3. c) Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
  4. d) Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng;

đ) Quản lý công nhân xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;

  1. e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
  2. g) Bảo hành công trình;
  3. h) Mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;
  4. i) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô  nhiễm  môi  trường  và  các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  5. k) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận;
  6. l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  7. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình (Điều 77- Luật Xây dựng)

12.1. Nhà thầu thiết kế  trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Xây dựng;
  2. b) Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo đúng thiết kế;
  3. c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình;
  4. d) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế.

12.2. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Các nghĩa vụ  quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng;
  2. b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả theo quy định; người được nhà thầu thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  3. c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình;
  4. d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết kế;

đ) Phát hiện và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng công trình và kiến nghị biện pháp  xử lý.

  1. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 89- Luật Xây dựng)

13.1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng;
  2. b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
  3. c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
  4. d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

13.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện;
  2. b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
  3. c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
  4. d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng;

đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát;

  1. e) Lưu trữ  kết quả giám sát thi công xây dựng;
  2. g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu  khối  lượng  không  đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  3. h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 90- Luật Xây dựng)

14.1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

  1. a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
  2. b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
  3. c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
  4. d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

14.2.  Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký  kết;
  2. b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;
  3. c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
  4. d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;

đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

  1. e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;
  2. g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
  3. h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

  1. THỰC HIỆN KHẢO SÁT XÂY DỰNG PHỤC VỤ CHO VIỆC TÌM KIẾM ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
  2. Khảo sát xây dựng ( TCVN 4419-1987 và Điều 46 Luật Xây dựng)

1.1. Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện t−ợng địa chất vật lý, khí t−ợng thủy văn, hiện trạng công trình … để lập đ−ợc các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình ; đồng thời dự đoán đ−ợc những biến đổi của môi tr−ờng thiên nhiên xung quanh d−ới tác động của việc xây dựng và sử dụng  công trình.

1.2. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.

1.3. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt.

  1. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng ( Điều 47-Luật Xây dựng)

2.1. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;

2.2. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế;

2.3. Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;

2.4. Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài các yêu cầu tại các mục IV-2.1, 2.2 và IV- 2.3 còn phải xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có  khảo  sát  quan  trắc  các  tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng;

2.5. Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

  1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng (Điều 6-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

3.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.

3.2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau đây:

  1. a) Mục đích khảo sát;
  2. b) Phạm vi khảo sát;
  3. c) Phương pháp khảo sát;
  4. d) Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;

đ) Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;

  1. e) Thời gian thực hiện khảo sát.
  2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (Điều 7-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

4.1. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.

4.2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  1. a) Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;
  2. b) Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
  3. Nội dung công tác khảo sát địa hình (TCVN 4419-1987)

5.1. Thu thập và phân tích những tài liệu về địa hình, địa vật đã có ở vùng, địa điểm xây dựng;

5.2. Khảo sát khái quát hiện tr−ờng;

5.3. Xây dựng l−ới trắc địa Nhà n−ớc hạng 3 và 4, l−ới khống chế đo vẽ, l−ới thủy chuẩn hạng II, III và IV;

5.4. Lập l−ới trắc địa đo vẽ mặt bằng và độ cao;

5.5. Đo vẽ địa hình;

5.6. Chỉnh biên bản đồ địa hình;

5.7. Đo vẽ hệ thống công trình kĩ thuật ngầm;

5.8. Lập l−ới khống chế trắc địa của các công trình dạng tuyến;

5.9. Thực hiện các công tác trắc địa phục vụ cho khảo sát địa chất công trình, khảo sát khí t−ợng thủy văn. địa chất thuỷ văn và các dạng khảo sát khác, kể cả công tác quan trắc trắc địa đặc biệt;

5.10. Thực hiện các công tác về bản đồ.

5.11. Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát địa hình.

  1. Nội dung công tác khảo sát địa chất công trình (TCVN 4419-1987)

6.1. Thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng, kể cả những tài liệu, số liệu đã nghiên cứu, thăm dò và khảo sát tr−ớc đây ở vùng, địa điểm đó;

6.2. Giải đoán ảnh chụp hàng không;

6.3. Khảo sát khái quát địa chất công trình ở hiện tr−ờng;

6.4. Đo vẽ địa chất công trình;

6.5. Khảo sát địa vật lý;

6.6. Khoan, xuyên, đào thăm dò;

6.7. Lấy mẫu đất, đá, n−ớc để thí nghiệm trong phòng;

6.8. Xác định tính chất cơ lý của đất đá bằng thí nghiệm hiện tr−ờng;

6.9. Phân tích thành phần, tính chất cơ lý của đất đá và thành phần hóa học của n−ớc ở trong phòng thí nghiệm;

6.10. Công tác thí nghiệm thấm;

6.11. Quan trắc lâu dài;

6.12. Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình.

  1. Nội dung công tác khảo sát địa chất thủy văn (TCVN 4419-1987)

7.1. Thu thập, phân tích và tổng hợp những số liệu đã có về điều kiện địa chất thuỷ văn tại vùng, địa điểm xây dựng;

7.2. Khảo sát khái quát hiện tr−ờng;

7.3. Khoan, đào, thăm dò địa chất thuỷ văn;

7.4. Xác định các thông số tính toán cần thiết cho thiết kế.

7.5. Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất thuỷ văn công trình.

  1. Nội dung công tác khảo sát khí t−ợng thủy văn (TCVN 4419-1987)

8.1. Thu thập, phân tích và tổng hợp những số liệu đã có về điều kiện thuỷ văn và khí t−ợng của vùng, địa điểm xây dựng;

8.2. Khảo sát khái quát ngoài hiện tr−ờng;

8.3. Quan trắc thuỷ văn và khí t−ợng ;

8.4. Thực hiện các công tác về đo đạc thủy văn;

8.5. Xác định các thông số tính toán cần thiết cho thiết kế;

8.6. Chỉnh lý tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát khí tượng thuỷ văn công trình.

  1. Nội dung công tác khảo sát hiện trạng công trình

9.1. Khảo sát khái quát toàn bộ công trình;

9.2. Đo vẽ các thông số hình học của công trình;

9.3. Thu thập, phân tích và tổng hợp những số liệu đã có về thiết kế, thi công và vật liệu xây dựng công trình;

9.4. Thực hiện các công tác về kiểm tra chất lượng hiện trạng vật liệu xây dựng và cấu kiện công trình;

9.5. Chỉnh lí tài liệu, lập báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình.

  1. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm (Thông tư 06/2006/TT-BXD).

10.1. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được tiến hành trong trường hợp điều kiện địa chất công trình là yếu tố chủ yếu quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Tuỳ theo mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình và đặc điểm công trình xây dựng, có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ thành phần công việc khảo sát nêu tại điểm 10.3 khoản này.

10.2. Khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm được thực hiện ở tất cả các phương án xem xét tại khu vực hoặc tuyến dự kiến xây dựng công trình, trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:5000 hoặc 1:10000 hoặc 1:25000 hoặc nhỏ hơn tuỳ thuộc vào diện tích khu vực khảo sát.

10.3. Thành phần công tác khảo sát phục vụ lựa chọn địa điểm:

  1. Thu thập, phân tích và hệ thống hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng;
  2. Thị sát địa chất công trình (khảo sát khái quát);
  3. Đo vẽ địa chất công trình;
  4. Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn;

đ. Thăm dò địa vật lý (nếu cần).

10.4. Công tác đo vẽ địa chất công trình phục vụ lựa chọn địa điểm chỉ thực hiện khi cần thiết tuỳ thuộc vào diện tích, điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát và đặc điểm công trình xây dựng. Khối lượng, nội dung đo vẽ phải được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ bản đồ đo vẽ.

10.5. Công tác thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn phục vụ lựa chọn địa điểm chỉ thực hiện với khối lượng hạn chế trong trường hợp không có hoặc thiếu các tài liệu thăm dò hoặc tại những khu vực có điều kiện địa chất công trình bất lợi.

10.6. Báo cáo kết quả khảo sát cần phân tích, đánh giá số liệu ở tất cả các phương án xem xét để đảm bảo lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng công trình, xác định hợp lý vị trí các công trình đầu mối trên tuyến và đề xuất các công việc, phương pháp khảo sát cho bước thiết kế tiếp theo.

  1. Khảo sát phục vụ các bước thiết kế xây dựng công trình.

11.1. Thành phần công tác khảo sát phục vụ các bước thiết kế:

  1. Thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự án;
  2. Đo vẽ địa chất công trình;
  3. Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn;
  4. Thăm dò địa vật lý (nếu cần);

đ. Khảo sát khí tượng – thuỷ văn (nếu cần);

  1. Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo (nếu cần);
  2. Thí nghiệm mẫu đất đá, mẫu nước trong phòng thí nghiệm;
  3. Quan trắc địa kỹ thuật;
  4. Chỉnh lý và lập báo cáo kết quả khảo sát.

Trường hợp cần thiết, có thể xây dựng phương án kỹ thuật khảo sát riêng cho từng thành phần công tác khảo sát.

11.2. Khảo sát phục vụ bước thiết kế cơ sở.

11.2.1. Nội dung nhiệm vụ khảo sát cần nêu rõ đặc điểm, quy mô công trình xây dựng, địa điểm và phạm vi khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng, thời gian thực hiện.

11.2.2. Yêu cầu khảo sát trong bước thiết kế cơ sở:

  1. Khái quát hoá điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, đặc biệt chú ý phát hiện quy luật phân bố theo diện và chiều sâu của các phân vị địa tầng yếu, quy luật hoạt động của các quá trình địa chất tự nhiên bất lợi như cactơ, lún, trượt, trồi, xói lở, nước ngầm…
  2. Đánh giá được điều kiện địa chất công trình tại diện tích bố trí các công trình chính, các công trình có tải trọng lớn.

11.2.3. Vị trí các điểm thăm dò được bố trí theo nguyên tắc:

  1. Đối với các công trình xây dựng tập trung:

– Vị trí các điểm thăm dò được bố trí theo tuyến hoặc theo lưới có hướng vuông góc và song song với các phương của cấu trúc địa chất hoặc với các trục của công trình. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:1000 hoặc 1:500 hoặc lớn hơn tuỳ theo diện tích khu đất xây dựng.

– Đối với các công trình chính, các công trình có tải trọng lớn, vị trí các điểm thăm dò được bố trí hợp lý trong phạm vi mặt bằng công trình.

  1. Đối với các công trình xây dựng theo tuyến:

Các điểm thăm dò bố trí dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang điển hình về điều kiện địa hình và địa chất công trình. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:10000 hoặc 1:5000 hoặc 1:2000 hoặc lớn hơn tuỳ theo phạm vi tuyến. Cần bố trí thêm các điểm thăm dò chi tiết tại những vị trí công trình có nguy cơ mất ổn định như vùng đất yếu, địa hình núi cao, mái dốc lớn… với nền bản đồ tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:1000 hoặc lớn hơn.

11.2.4. Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò được xác định theo các tiêu chuẩn áp dụng, tuỳ thuộc quy mô công trình và mức độ phức tạp về điều kiện địa chất công trình tại khu vực khảo sát.

11.2.5. Trong bước thiết kế cơ sở có thể sử dụng tất cả các công việc khảo sát để đáp ứng yêu cầu tại Điểm 11.2.2 khoản này.

11.2.6. Kết quả khảo sát trong bước thiết kế cơ sở phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để xác định phương án: tổng mặt bằng, san nền, các công trình hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực chính của công trình; kiến nghị phương pháp thăm dò và xác định các khu vực có điều kiện địa chất bất lợi cần khảo sát trong bước thiết kế tiếp theo.

Đối với các công trình xây dựng theo tuyến, kết quả khảo sát trong bước thiết kế cơ sở còn phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để đề xuất các công trình chủ yếu trên tuyến, các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang điển hình trên tuyến, kiến nghị phương án xử lý các chướng ngại vật chủ yếu trên tuyến và hành lang ổn định của công trình.

11.3. Khảo sát phục vụ bước thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước hoặc thiết kế một bước).

11.3.1. Nội dung nhiệm vụ khảo sát: Ngoài nội dung quy định tại Điểm 11.2.1 khoản này, nhiệm vụ khảo sát còn phải dự kiến phương án thiết kế móng, dự kiến tải trọng và kích thước của các hạng mục công trình.

11.3.2. Công tác khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật phải chính xác hoá điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng và của các hạng mục công trình; xác định được các công việc khảo sát phục vụ bước thiết kế tiếp theo.

11.3.3. Nguyên tắc bố trí  các điểm thăm dò:

  1. Đối với các công trình xây dựng tập trung: Các điểm thăm dò được bố trí trong phạm vi mặt bằng của từng công trình. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:1000 đến 1:100 tuỳ theo kích thước công trình.
  2. Đối với các công trình xây dựng theo tuyến: Các điểm thăm dò được bố trí dọc theo tim tuyến và trên mặt cắt ngang với mật độ dày hơn trong bước khảo sát trước nhằm chính xác hoá điều kiện địa chất công trình của toàn tuyến. Nền bản đồ địa hình thường có tỷ lệ 1:2000 đến 1:500 hoặc lớn hơn tuỳ theo chiều dài tuyến và mức độ phức tạp địa chất khu vực khảo sát. Cần bố trí thêm các điểm thăm dò chi tiết tại những vị trí công trình có nguy cơ mất ổn định như vùng đất yếu, địa hình núi cao, mái dốc lớn… với nền bản đồ tỷ lệ 1:1000 hoặc 1:500 hoặc lớn hơn.

11.3.4. Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò được xác định theo các tiêu chuẩn áp dụng phù hợp với bước thiết kế kỹ thuật, phù hợp với dạng công trình.

11.3.5. Thành phần công tác khảo sát phục vụ bước thiết kế kỹ thuật bao gồm khoan, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm trong phòng, được lựa chọn phù hợp với yêu cầu xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.

11.3.6. Kết quả khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để tính toán xử lý nền móng, kết cấu chịu lực của công trình với đầy đủ kích thước cần thiết; đề xuất các giải pháp thi công xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình một cách hợp lý, đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận.

Đối với công trình xây dựng theo tuyến, kết quả khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật còn phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để xác định các công trình trên tuyến, các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang đặc trưng cho các loại địa tầng trên tuyến; quyết định giải pháp xử lý các chướng ngại vật  trên  tuyến  và  chính  xác hoá hành lang ổn định của công trình.

11.4. Khảo sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế ba bước).

11.4.1. Khảo sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế ba bước) chỉ thực hiện trong trường hợp:

– Điều kiện địa chất công trình phức tạp hoặc có những biến động bất thường cần phải được chính xác hoá khi thiết kế chi tiết xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.

– Thay đổi vị trí, kích thước công trình; thay đổi giải pháp thiết kế xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình.

– Tại vị trí dự kiến nắn tuyến hoặc dịch tuyến công trình.

11.4.2. Các công việc khảo sát phục vụ bước thiết kế bản vẽ thi công giống như các công việc khảo sát phục vụ bước thiết kế kỹ thuật nhưng ưu tiên thực hiện các thí nghiệm hiện trường và quan trắc địa kỹ thuật phù hợp với yêu cầu xử lý. Khi cần thiết, có thể đề xuất bổ sung thí nghiệm chỉ tiêu cơ – lý đất đá, chỉ tiêu hoá học của nước, chỉ định số lượng, chiều sâu, thành phần các công việc khảo sát.

11.4.3. Các điểm thăm dò bố trí theo nguyên tắc tại Điểm 2.3.3 Mục 2, Phần II của Thông tư này và tại những vị trí cần khảo sát bổ sung. Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu thi công đề xuất và phải được chủ đầu tư chấp thuận.

11.4.4. Kết quả khảo sát phải chính xác hoá được vị trí có điều kiện địa chất công trình phức tạp hoặc có những biến động địa chất bất thường; đảm bảo cung cấp đủ số liệu để thiết kế chi tiết xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình; quyết định giải pháp thi công hợp lý; bảo đảm an toàn cho công trình và các công trình lân cận.

  1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (Điều 8-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

12.1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm:

  1. a) Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
  2. b) Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;
  3. c) Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng;

d)Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng;
đ) Khối l−ợng khảo sát;

  1. e) Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;
  2. g) Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;
  3. h) Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình;
  4. i) Kết luận và kiến nghị;
  5. k) Tài liệu tham khảo;
  6. l) Các phụ lục kèm theo.

12.2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại mục IV-14 và là cơ sở để thực hiện các bước thiết kế xây dựng công trình. Báo cáo phải được lập thành 06 bộ, trong trường hợp cần nhiều hơn 06 bộ thì chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với nhà thầu khảo sát xây dựng.

12.3. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát; bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai; sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

  1. Bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (Điều 9-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

13.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được bổ sung trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế
  2. b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết  kế  phát  hiện  tài  liệu  khảo  sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
  3. c) Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và biện pháp thi công.

13.2. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bổ sung nội dung nhiệm vụ khảo sát trong các trường hợp quy định tại mục IV-11.1 theo đề nghị của các nhà thầu thiết kế, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

  1. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng về bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát (Điều 10-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

Trong quá trình thực hiện khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm:

14.1. Không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép;

14.2. Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở hữu cây, hoa màu cho phép;

14.3. Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng;

14.4. Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát; Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại.

  1. Giám sát công tác khảo sát xây dựng ( Điều 11-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

15.1. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng:

  1. a) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có  bộ  phận  chuyên  trách  tự  giám sát công tác khảo sát xây dựng.
  2. b) Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp không có đủ điều kiện năng lực thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng.

15.2. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng:

  1. a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;
  2. b) Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng.

15.3. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:

  1. a) Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;
  2. b) Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng;
  3. c) Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát theo quy định tại mục IV-12.
  4. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (Điều 12-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

16.1. Căn cứ để nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

  1. a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;
  2. b) Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt;
  3. c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
  4. d) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

16.2. Nội dung nghiệm thu:

  1. a) Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
  2. b) Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
  3. c) Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết. Trường hợp kết quả khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng khảo sát và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng nhưng không đáp ứng được mục tiêu đầu tư đã đề ra của chủ đầu tư thì chủ đầu tư vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo hợp đồng.

16.3. Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: (khoản 2 Điều 1 – Nghị định 49/2008/NĐ-CP)

  1. a) Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình);
  2. b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát, khảo sát xây dựng);
  3. c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
  4. d) Căn cứ nghiệm thu;

đ) Đánh giá kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương án khảo sát đã được phê duyệt;

  1. e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng; yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu có).”
  2. LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI) (Điều 5-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)
  3. Dự án có yêu cầu phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình

Đối với các dự án quan trọng quốc gia ( theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội), chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư.

Dự án có yêu cầu phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình Dự án, công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia (Nghị quyết số 66/2006/QH11):

1.1. Quy mô vốn đầu tư từ hai mươi nghìn tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ ba mươi phần trăm vốn nhà nước trở lên.

1.2. Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

  1. a) Nhà máy điện hạt nhân;
  2. b) Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ hai trăm ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ năm trăm ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ hai trăm ha trở lên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ một nghìn ha trở lên.

1.3. Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ hai mươi nghìn người trở lên ở miền núi, từ năm mươi nghìn người trở lên ở các vùng khác.

1.4. Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa.

1.5. Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

  1. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

2.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;

2.2. Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;

2.3. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;

2.4. Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.

III. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI)

  1. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)- (Điều 6-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

1.1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây:

  1. a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
  2. b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.

1.2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

1.3. Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C. Thời gian xem xét, chấp thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 ngày làm việc.

  1. Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 7-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

2.1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

2.2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

2.3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:

  1. a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
  2. b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
  3. c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
  4. d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

2.4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

2.5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.

  1. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 7-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

3.1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

3.2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:

  1. a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
  2. b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  3. c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  4. d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;

đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

  1. e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

3.3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

  1. a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
  2. b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  3. c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
  4. d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
  5. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình (Điều 4 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007)

4.1. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 5 mục này. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

4.2. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

4.3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:

  1. a) Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
  2. b) Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác;
  3. c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác; chi phí thực hiện tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu có; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nếu có;
  4. d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng;

đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác;

  1. e) Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác;
  2. g) Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
  3. Lập tổng mức đầu tư ( Điều 5 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007)

5.1. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

  1. a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án, trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại điểm 5.3.khoản này;
  2. b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;
  3. c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;
  4. d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

5.2. Sơ bộ tổng mức đầu tư của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình.

5.3. Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 4.3 mục này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

 

  1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
  2. Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 9-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

1.1. Tờ trình thẩm định dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

1.2. Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.

1.3. Các văn bản pháp lý có liên quan.

  1. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 10-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

2.1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án.

2.2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.

2.3. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

  1. a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư;
  2. b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.

2.4. Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.

2.5. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.

2.6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:

  1. a) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A;
  2. b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên.

2.7. Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

  1. a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc;
  2. b) Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc;
  3. c) Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc;
  4. d) Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.
  5. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 11-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

3.1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

3.2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:

  1. a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
  2. b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
  3. c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  4. d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;

đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

  1. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư (Điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007)

6.1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:

  1. a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
  2. b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
  3. c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
  4. d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

6.2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.

6.3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt.

 

  1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Điều 12-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)
  2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

1.1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;

  1. b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
  2. c) Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
  3. d) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
  4. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.
  5. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
  6. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này.

 

  1. LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
  2. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (Điều 13-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

1.1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:

  1. a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
  2. b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.2. Nội dung của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng.

1.3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư.

1.4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

 

 

VII. ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN VÀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

  1. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 14-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
  2. b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
  3. c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
  4. d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.

1.2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án  hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.

1.3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

  1. Điều chỉnh tổng mức đầu tư (Điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007)

2.1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;
  2. b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
  3. c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn.

2.2. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư:

  1. a) Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư;
  2. b) Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước: chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.

2.3. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 99/2006/NĐ-CP.

 

Phần III

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

  1. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ( Điều 33 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)
  2. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.
  3. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

  1. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

  1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CHỦ ĐẦU TƯ THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ( Điều 33 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)
  2. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
  3. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.

ĐIỀU 35. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CHỦ ĐẦU TƯ THUÊ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN ( Điều 33 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

  1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
  2. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần IV

THỰC HIỆN  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

  1. CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
  2. Xin giao đất hoặc thuê đất

Chủ đầu tư thực hiện theo Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

  1. Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình (Điều 69 –Luật Xây dựng)

2.1. Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án. Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

2.2. Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng;

2.3. Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng  phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

2.4. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng  phải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.

  1. Nguyên tắc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình (Điều 70-Luật Xây dựng)

3.1. Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên liên quan.

3.2. Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

3.3. Trong trường hợp đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải phóng mặt bằng phải bảo đảm vừa xây dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được các công trình mặt phố theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; bảo đảm Nhà nước điều tiết được giá trị chênh lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình.

3.4. Không đền bù trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Đất  lấn chiếm;
  2. b) Công trình xây dựng trái phép, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện, hoặc phát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau thời điểm công bố quy hoạch xây dựng;
  3. c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

  1. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình ( Điều71-Luật Xây dựng)

4.1. Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng.

4.2. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt mà chưa có dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:

  1. a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập, hoặc giao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằng đảm nhận;
  2. b) Kinh phí để giải phóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trình có dự án trên mặt bằng đã được giải phóng;
  3. c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và quyết định của người có thẩm quyền.

4.3. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:

  1. a) Đối với dự án đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phóng mặt bằng;
  2. b) Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình;
  3. c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.

4.4. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng làm cơ sở cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đền bù của địa phương mình.

4.5.Tổ chức, cá nhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựng, đã được giải quyết đền bù theo đúng quy định mà không thực hiện thì bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việc cưỡng chế.

4.6.  Người nào cố ý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặc gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

  1. LẬP THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
  2. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (Điều 15-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

1.1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng có yêu cầu về kiến trúc.

1.2. Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị.

1.3. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được lựa chọn trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng để thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp tác giả phương án thiết kế kiến trúc không đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật.

  1. Các bước thiết kế xây dựng công trình (Điều 16-Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

2.1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.

  1. a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
  2. b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
  3. c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

2.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:

  1. a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;

  1. b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
  2. c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.

Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.

2.3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

  1. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình ( Điều 52-Luật Xây dựng)

3.1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:

  1. a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng cảnh quan, điều kiện tự nhiên, và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
  2. b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ;
  3. c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình,  các công trình lân cận;
  4. d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý;

đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan;  đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;

  1. e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan.

3.2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy định tại khoản 2.1.mục này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  1. a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa, xã hội của từng vùng, từng địa phương;
  2. b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
  3. c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng;
  4. d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng.

3.3. Thiết kế xây dựng phải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải thể hiện được khối lượng công tác xây dựng để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình.

  1. Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Điều 53-Luật Xây dựng)

Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

4.1. Phương án công nghệ;

4.2. Công năng sử dụng;

4.3. Phương án kiến trúc;

4.4. Tuổi thọ công trình;

4.5. Phương án kết cấu, kỹ thuật;

4.6. Phương án phòng, chống cháy, nổ;

4.7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;

4.8. Giải pháp bảo vệ môi trường;

4.9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.

  1. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình xây dựng ( Điều 17-Nghị định 12/2009/NĐ-CP):

Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình.

  1. Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế ( Điều 15-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

6.1. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình , trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.

6.2. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.

  1. Thiết kế kỹ thuật ( Điều 13-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

7.1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:

  1. a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt;
  2. b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng khi cần thiết và các điều kiện  khác  tại  địa  điểm  xây  dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật;
  3. c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
  4. d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.

7.2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bao gồm :

  1. a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nh­ưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư;
  2. b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng. ;
  3. c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
  4. Thiết kế bản vẽ thi công (Điều 14-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

8.1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:

  1. a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;
  2. b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
  3. c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.

8.2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh, bản vẽ và dự toán thi công xây dựng công trình.

  1. a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
  2. b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;
  3. c) Dự toán thi công xây dựng công trình.
  4. Nội dung dự toán xây dựng công trình (Điều 8 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007)

9.1. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

9.2. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.

9.3. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

  1. Lập dự toán công trình ( Điều 9 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007)

10.1. Dự toán công trình được lập như sau:

  1. a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ;

Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

  1. b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan, nếu có;

Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan (nếu có) được xác định bằng dự toán;

  1. c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ;
  2. d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ hoặc lập dự toán;

đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức tỷ lệ;

  1. e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng.

10.2. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình.

10.3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án.

  1. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình (Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng)

            11.1. Quy định chung

  1. a) Điều chỉnh dự toán những khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2008 của công trình, gói thầu (sau đây gọi chung là dự toán xây dựng công trình) sử dụng vốn nhà nước mà Người quyết định đầu tư chưa quyết định thực hiện chuyển tiếp việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ.

Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định điều chỉnh dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2008/TT-BXD.

  1. b) Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đã được lập theo đơn giá xây dựng phần xây dựng, phần lắp đặt, phần khảo sát xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính theo thang lương thuộc bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ với mức lương tối thiểu bằng 450.000đồng/tháng được quy định như phụ lục kèm theo Thông tư 03/2008/TT-BXD.
  2. c) Các công trình đã lập đơn giá riêng hoặc bảng giá ca máy công trình với mức tiền lương tối thiểu đã được Người có thẩm quyền ban hành, căn cứ nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn của Thông tư 03/2008/TT-BXD để thực hiện điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng mới.
  3. d) Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ 01/01/2008 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định.

đ) Các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2006 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư sử dụng chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá để điều chỉnh cơ cấu chi phí trong dự toán xây dựng công trình.

11.2. Quy định cụ thể

Dự toán xây dựng công trình được lập theo các bộ đơn giá xây dựng công trình của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tính với mức lương tối thiểu là 450.000,0đ/tháng với cấp bậc tiền lương theo bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ được điều chỉnh như sau:

  1. a) Điều chỉnh chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong dự toán chi phí  xây dựng lập theo đơn giá xây dựng địa phương được nhân với hệ số điều chỉnh (KĐCNC) phù hợp với chế độ điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng.

Hệ số điều chỉnh (KĐCNC) xác định bằng mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới chia cho mức lương tối thiểu đã tính trong đơn giá (450.000 đồng/tháng).

  1. b) Điều chỉnh chi phí máy thi công

Chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng lập theo đơn giá xây dựng địa phương được nhân với hệ số điều chỉnh (KĐC MTC) phù hợp với chế độ điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung , mức lương tối thiểu vùng và giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tháng 01 năm 2008.

Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (KĐCMTC) xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy.

Theo nguyên tắc trên thì hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng (KĐCMTC) của các tỉnh, thành phố như phụ lục kèm theo. Những tỉnh, thành phố có cơ cấu xây dựng đặc thù sẽ do UBND tỉnh, thành phố quyết định.

Đối với các công trình thi công theo tuyến qua nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng bảng giá ca máy riêng thì Chủ đầu tư tính toán hệ số điều chỉnh để báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.

  1. c) Các khoản mục chi phí tính bằng định mức tỷ lệ (%) trong dự toán chi phí xây dựng.

Các khoản mục chi phí tính bằng định mức tỷ lệ (%) trong dự toán chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công theo quy định.

  1. d) Một số khoản mục chi phí khác

Các khoản mục chi phí như Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lập dự án và thiết kế công trình xây dựng  được tính bằng tỷ lệ (%) theo quy định.

Điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán khảo sát xây dựng như các hệ số  (KĐCNCKS) trong bảng số 2 phụ lục kèm theo Thông tư 03/2008/TT-BXD.

Riêng đối với dự toán chi phí trước thuế cho công tác quy hoạch xây dựng đô thị xác định trên cơ sở Định mức chi phí quy hoạch xây dựng ban hành theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng được nhân với hệ số điều chỉnh KĐCQHXD = 1,25.

Đối với dự toán chi phí thực hiện các dịch vụ công ích đô thị căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương do UBND cấp tỉnh hướng dẫn điều chỉnh cho phù hợp.

III. NGHIỆM THU HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ( Điều 16- Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

  1. Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận ( khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP).

Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung:

  1. a) Đối tượng nghiệm thu (tên công trình, bộ phận công trình được thiết kế; bước thiết kế);
  2. b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế);
  3. c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
  4. d) Căn cứ nghiệm thu;

đ) Đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu đặt ra;

  1. e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có)
  2. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:

2.1. Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;

2.2. Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt;

2.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.

2.4. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán, tổng dự toán .

  1. Nội dung nghiệm thu:

3.1. Đánh giá chất lượng thiết kế;

3.2. Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

  1. Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường hợp thiết kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế.
  2. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình  xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.

 

  1. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ , DỰ TOÁN VÀ TỔNG DỰ TOÁN
  2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công ( Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

1.1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước

  1. a) Đối với thiết kế kỹ thuật:

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:

– Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;

– Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;

– Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

– Đánh giá mức độ an toàn công trình;

– Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

– Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.

  1. b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:

Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.

1.2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước

  1. a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình.
  2. b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  3. c) Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

1.3. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.

 

  1. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình ( Điều 10 Nghị định 99/2007/NĐ-CP)

2.1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm:

  1. a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
  2. b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
  3. c) Xác định giá trị dự toán công trình.

2.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.

2.3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

2.4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.

  1. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình ( Điều 17-Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP)

3.1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
  2. b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.

3.2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình.

  1. Điều chỉnh dự toán công trình ( Điều 11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP)

4.1. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP, cụ thể là :

– Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;

–  Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

– Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn.

– Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.

4.2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.

 

  1. XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
  2. Giấy phép xây dựng công trình ( Điều 19 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

1.1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

  1. a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
  2. b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  3. c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  4. d) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;

  1. e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

1.2. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.

1.3. Điều kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật Xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Xây dựng.

1.4. Giấy phép xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này.

  1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị ( Điều 20 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng gồm:

2.1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Trường hợp xin cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp Giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

2.2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2.3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình.

  1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn ( Điều 21 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:

3.1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

3.2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3.3. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.

  1. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng ( Điều 22 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

4.1. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, căn cứ vào loại hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng kiểm tra tính hợp lệ theo quy định tại Điều 20 hoặc Điều 21 Nghị định 12/2009/ND-CP.

4.2. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

4.3. Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.

  1. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng ( Điều 23 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

5.1. ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

5.2. ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5.3. ủy ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

  1. Điều chỉnh Giấy phép xây dựng ( Điều 24 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

6.1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép xây dựng bảo đảm phù hợp quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh Giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” trong Giấy phép xây dựng đã cấp.

6.2. Hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng gồm:

  1. a) Đơn xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
  2. b) Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
  3. c) Bản vẽ thiết kế điều chỉnh.

6.3. Thời hạn xét điều chỉnh Giấy phép xây dựng chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  1. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng ( Điều 24 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

7.1. Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp Giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.

7.2. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp Giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp Giấy phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận yêu cầu.

7.3. Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan khi cần làm rõ thông tin để phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

7.4. Cấp Giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp Giấy phép chậm so với thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này.

7.6. Phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép và xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp Giấy phép xây dựng không chấp hành thì thu hồi Giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

7.7. Yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với Giấy phép xây dựng được cấp.

7.8. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

7.9. Thu lệ phí cấp Giấy phép xây dựng theo quy định.

7.10. Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp Giấy phép xây dựng.

  1. Gia hạn Giấy phép xây dựng ( Điều 26 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

8.1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp Giấy phép xây dựng phải xin gia hạn Giấy phép xây dựng.

8.2. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép xây dựng bao gồm:

  1. a) Đơn xin gia hạn Giấy phép xây dựng;
  2. b) Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp.

8.3. Thời gian xét cấp gia hạn Giấy phép xây dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.4. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn Giấy phép xây dựng.

 

  1. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
  2. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình ( Điều 72 –Luật Xây dựng)

Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận;

1.2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 của Luật Xây dựng;

1.3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;

1.4. Có hợp đồng xây dựng;

1.5. Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;

1.6. Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

1.7. Đối với khu đô thị mới, tùy theo tính chất, quy mô, phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.

  1. Yêu cầu đối với công trường xây dựng (Điều 72 –Luật Xây dựng)

Tất cả các công trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm:

2.1. Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;

2.2. Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;

2.3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế;

2.4. Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình;

2.5. Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.

 

VII. QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

  1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình ( Điều 27 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

  1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ( Điều 28 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

2.1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

2.2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.

2.3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

2.4. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

2.5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình.

Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

  1. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình ( Điều 29 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

3.1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.

3.2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

3.3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.

Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.

3.4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.

  1. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng ( Điều 30 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

4.1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

4.2. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

4.3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4.4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt  về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

4.5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

4.6. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

  1. Quản lý môi trường xây dựng ( Điều 31 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

5.1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

5.2. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

5.3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

5.4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

  1. Phá dỡ công trình xây dựng ( Điều 32 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)

6.1. Việc phá dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  1. a) Giải phóng mặt bằng;
  2. b) Công trình có nguy cơ sụp đổ gây nguy hiểm cho tính mạng con người và công trình lân cận;
  3. c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Xây dựng;
  4. d) Phần công trình xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng sai với quy hoạch xây dựng, sai với Giấy phép xây dựng;

đ) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

6.2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

  1. a) Có quyết định phá dỡ;
  2. b) Có phương án phá dỡ theo quy định;
  3. c) Bảo đảm an toàn cho người và công trình lân cận;
  4. d) Bảo đảm vệ sinh môi trường;

đ) Việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.

 

VIII. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG  CÔNG TRÌNH

  1. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (Điều 18-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

1.1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình của Chủ đầu tư; giám sát tác giả của Nhà thầu thiết kế.

1.2. Nhà thầu thi công xây dựng phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại các mục VI- 4,5.

1.3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại mục VI-6. Trường hợp Chủ đầu tư không có tổ chức Tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư  tổ chức nghiệm thu công trình.

1.4. Nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại khoản 7 mục này.

  1. Giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 87- Luật Xây dựng)

2.1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát.

2.2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.

2.3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.

Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.

2.4. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ.

  1. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình ( Điều 88- Luật Xây dựng)

Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

3.1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;

3.2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;

3.3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

3.4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

  1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu ( Điều 19-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

4.1. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:

  1. a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
  2. b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
  3. c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công.
  4. d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

  1. e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
  2. g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
  3. h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại các mục IX- 9,10,11 và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

4.2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất  lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

  1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu (Điều 20-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

5.1. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại mục IX-4.

5.2. Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng theo quy định tại mục V-6.1 đối với nhà thầu phụ.

5.3. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại;

5.4. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận.

  1. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (Điều 21- Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

6.1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:

  1. a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;
  2. b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

– Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;

– Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

– Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;

– Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình .

  1. c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:

– Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối  với  vật  liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;

– Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;

  1. d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

– Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

– Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư  hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

– Xác nhận bản vẽ hoàn công;

– Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại mục VI-8;

– Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu từng công việc xây dựng , từng bộ phận công trình xây dựng, từng giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

– Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;

– Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình , hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

– Chủ trì phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

6.2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với hình thức tổng thầu:

  1. a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu EPC:

– Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;

– Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d mục VI-6.1 đối với tổng thầu xây dựng.

– Tham gia cùng Tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ.

  1. b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:

– Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

– Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm thu.

6.3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.

6.4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.

6.5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của  chủ  đầu  tư  phải  bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

  1. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (Điều 22-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

7.1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng .

7.2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế.Trong trường hợp không khắc phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại khoản 4 mục IV.

7.3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.

  1. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng (Điều 23- Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

8.1.Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.

8.2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng được phân thành:

  1. a) Nghiệm thu từng công việc trong quá trình thi công xây dựng;
  2. b) Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng;
  3. c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình để đưa vào sử dụng.

8.3. Các hạng mục công trình hoàn thành và công trình hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

8.4. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các  biên  bản  nghiệm thu, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình và  công  trình  được  thể  hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.

8.5. Hủy bỏ các Phụ lục số 2, 3, 4a, 4b, 5a, 5b, 5c, 6, 7 về mẫu biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng ( Điều 2 Nghị định 49/2008/NĐ-CP).

Sau khi Nghị định  49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, chủ đầu tư có thể tự soạn thảo các mẫu biên bản nghiệm thu mới hoặc sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hoặc trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng phải bảo đảm các nội dung được quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP .

  1. Nghiệm thu công việc xây dựng ( Điều 24- Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP)

9.1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:

  1. a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;
  2. b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
  3. c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
  4. d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất  lượng vật  liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

  1. e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
  2. g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
  3. h) Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng;

9.2. Nội dung và trình tự  nghiệm thu:

  1. a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
  2. b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
  3. c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;
  4. d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

– Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu);

– Thành phần trực tiếp nghiệm thu;

– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

– Căn cứ nghiệm thu;

– Đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện;

– Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có)

9.3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

  1. a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu.
  2. b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình .
  3. c) Đối với các công việc xây dựng khó khắc phục khiếm khuyết khi triển khai các công việc tiếp theo như công tác thi công phần ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế cùng tham gia nghiệm thu.
  4. d) Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
  5. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.
  6. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng ( Điều 25-Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP )

10.1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng , giai đoạn thi công xây dựng:

  1. a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e mục VI-9.1 và các kết quả thí nghiệm khác;
  2. b) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;
  3. c) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
  4. d) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

đ) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.

10.2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:

  1. a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;
  2. b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện;
  3. c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
  4. d) Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

– Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng được nghiệm thu);

– Thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu;

– Căn cứ nghiệm thu;

– Đánh giá về chất lượng của bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng đã thực hiện;

– Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có)

10.3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

  1. a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
  2. b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình  của  chủ  đầu  tư  tham  dự  để  kiểm  tra  công  tác  nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

  1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (Điều 26- Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP)

11.1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng:

  1. a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, e mục VII-10.1;
  2. b) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
  3. c) Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
  4. d) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng.

  1. e) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.

11.2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:

  1. a) Kiểm tra hiện trường;
  2. b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
  3. c) Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;
  4. d) Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;

đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;

  1. e) Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

– Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu);

– Địa điểm xây dựng;

– Thành phần tham gia nghiệm thu;

– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

– Căn cứ nghiệm thu;

– Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng;

– Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

11.3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:

  1. a) Phía chủ đầu tư:

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư.

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình .

  1. b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình :

– Người đại diện theo pháp luật ;

– Người phụ trách thi công trực tiếp.

  1. c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

– Người đại diện theo pháp luật;

– Chủ nhiệm thiết kế.

  1. d) Phía chủ quản lý sử dụng  hoặc chủ sở hữu công trình .
  2. a) Người đại diện theo pháp luật;
  3. b) Người quản lý trực tiếp.
  4. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng ( Điều 28-Nghị định 209/2004/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP)

12.1. Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa.

  1. a) Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng.
  2. b) Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là việc đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.

12.2. Thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình. Khuyến khích áp dụng hình thức chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

  1. a) Công trình bắt buộc phải chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng

Các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường bắt buộc phải được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực gồm:

– Công trình công cộng tập trung đông người từ cấp III trở lên: nhà hát, rạp chiếu bóng, vũ trường, nhà ga, hội trường, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, trung tâm thương mại, siêu thị, thư viện, nhà bảo tàng và các công trình công cộng khác có quy mô và chức năng tương tự. Riêng bệnh viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học có quy mô từ 2 tầng và có tổng diện tích sàn từ 300m2 trở lên.

– Nhà chung cư, khách sạn, nhà làm việc và tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình từ cấp II trở lên.

– Kho xăng, kho dầu, kho chứa khí hoá lỏng, kho hoá chất từ cấp II trở lên.

– Đập, cầu, hầm giao thông từ cấp II trở lên; đường sắt trên cao, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp.

  1. b) Công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng

Công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng không phân biệt loại và cấp được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình (viết tắt là bên có yêu cầu chứng nhận). Đối tượng chứng nhận có thể là công trình xây dựng mới hoặc công trình đã đưa vào sử dụng.

12.3. Việc kiểm tra, chứng nhận các điều kiện an toàn khác được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

12.4. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực

  1. a) Trong vòng 15 ngày kể từ khi chủ đầu tư tập hợp đủ hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình, hạng mục công trình được chứng nhận; tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đáp ứng được các điều kiện sau:

– Công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình.

– Các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu phản ánh sự làm việc bình thường của kết cấu;

– Các kết quả phúc tra, kiểm tra lại (nếu có) đảm bảo kết cấu đủ khả năng chịu lực.

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận này kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận này là căn cứ để chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng.

  1. b) Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì tổ chức kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư về quyết định của mình, trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo việc này cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương biết để kiểm tra và xử lý.

12.5. Cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

  1. a) Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng nếu chất lượng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng qua kiểm tra phù hợp với yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Giấy chứng nhận bao gồm các nội dung sau:

– Tên tổ chức chứng nhận;

– Các căn cứ thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng;

– Tên công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng;

– Phạm vi và nội dung chứng nhận;

– Kết luận sự phù hợp về chất lượng;

– Chữ ký và dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức chứng nhận.

Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra sự phù hợp về chất lượng cho cơ quan này để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu gửi 01 giấy chứng nhận cho bên có yêu cầu chứng nhận làm cơ sở để thực hiện các thoả thuận tiếp theo.

  1. b) Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và bên có yêu cầu chứng nhận để biết và xử lý.

12.6. Chi phí chứng nhận

  1. a) Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực

Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực do chủ đầu tư trả cho tổ chức kiểm tra từ khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (viết tắt là Nghị định 99/2007/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

  1. b) Chi phí chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

– Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chi phí chứng nhận do chủ đầu tư trả và được lấy từ khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

-Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi các tổ chức, cá nhân khác thì nguồn kinh phí trả cho công việc này do bên có yêu cầu chứng nhận và chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu thoả thuận. Chi phí này có thể được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần V

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO

TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, với mức tăng trưởng xếp thứ tư sau Trung Quốc, Singapore và Hồng Kông. Đầu tư nước ngoài năm 2007 tăng gần 70%, chạm mức 20 tỷ USD. Thị trường bất động sản và xây dựng nhiều tiềm năng đang là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư hướng tới.

Trong đó, ngành xây dựng đóng góp 9% tổng thu nhập quốc nội, với gần 1.500 dự án được cấp phép, đạt tổng giá trị 18 tỷ USD. Theo ước tính, tăng trưởng ngành xây dựng đạt trung bình 7% giai đoạn 2006 – 2007. Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định của Nhà nước và tính an toàn trong xây dựng.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hơn cùng với sự chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, các dự án đầu tư xây dựng công trình chịu ảnh hưởng nhiều hơn tác động không ổn định từ môi trường xung quanh và ngay trong quá trình thực hiện dự án. Nhìn nhận, đánh giá và chủ động quản lý ảnh hưởng của các tác động này đảm bảo sự thành công của dự án. Vấn đề này đã được nhiều nước phát triển nghiên cứu và giải quyết thành công trong thực tiễn.

Dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai nhằm mục đích thực hiện mục tiêu đầu tư, phát triển, tạo cơ sở vật chất cho xã hội, do vậy thường có thời gian hoạt động dài, chịu tác động trực tiếp từ nhiều môi trường xung quanh như chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên, luật pháp, công nghệ… Vì vậy những điều chỉnh trong quá trình thực hiện, quản lý dự án là một thực tế. Những năm qua, đầu tư phát triển ở nước ta không ngừng tăng nhanh cả về quy mô, lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Tuy nhiên, việc nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nhằm hạn chế tác động xâú từ các ảnh hưởng nêu trên tới dự án chưa được chúng ta chú trọng, còn đối phó bị động. Thực tế đã phản ánh qua một số dự án đầu tư sản xuất mía đường, xây dựng hệ thống cảng biển, các khu chợ đầu mối…Chính các tác động không ổn định từ môi trường xung quanh và điều chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả đầu tư của dự án. Đó chính là sự tồn tại của rủi ro đối với dự án.

Rủi ro xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản: yếu tố gây ra rủi ro và đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng.  Sớm chủ động nhận dạng, phân tích, đánh giá, có biện pháp kiểm soát và giảm thiẻu các tác động xuấy của rủi ro là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo khả thi, hiệu quả của dự án.

Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn luật được ban hành trong thời gian qua đã xác lập hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện phát triển bền vững các hoạt động xây dựng ở nước ta và đưa ra các yêu cầu của pháp luật nhằm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả. Tại khoản 6, điều 1, Nghị định của Chính phủ số 112/2006/NĐ – CP, ngày 29/9/2006 đã quy định rõ nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình của người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt dự án là:

– Xem xét các yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết đầu tư, quy mô công suất, công nghệ; thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

– Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng chống cháy nổ; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo các quy định hiện hành của Nhà nước, việc xem xét và khẳng định tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được làm rõ về nhiều mặt trong suốt thời gian phân tích hoạt động của dự án (vòng đời của dự án) trước khi ra quyết định đầu tư thực hiện dự án.

Trong số nhiều vấn đề của dự án được xem xét sẽ diễn ra ở tương lai và trong điều kiện các tác động không ổn như: thời gian, tài chính, hiệu quả kinh tế…thì yêu cầu cần phân tích rủi ro khi lập và thẩm định dự án là hết sức cần thiết.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư, chức năng phục vụ, các dự án đầu tư xây dựng công trình có thể thuộc một trong hai nhóm dự án:

– Nhóm các dự án nhằm mục đích phục vụ cộng đồng xã hội (phục vụ công) không thu lợi nhuận

– Nhóm dự án với mục đích sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

Theo đó các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư ở mỗi nhóm dự án cũng có những điểm khác biệt nhau. Các dự án, trước hết phải đảm bảo các yêu cầu về phát triển xã hội, quy hoạch, pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định thì vấn đề hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án có ý nghĩa quyết định hiệu quả đầu tư của dự án.

Một cách hiển nhiên rằng, ngành xây dựng là một ngành kinh doanh đầy rủi ro, nhất là trong giai đoạn thi công. Giai đoạn thi công là giai đoạn dài nhất và rất nhạy cảm đối với các tác động của rất nhiều yếu tố so với tất cả các giai đoạn khác của một dự án đầu tư xây dựng. Vai trò của nhà thầu trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Hằng năm trên đất nước ta, có hàng trăm nhà thầu từ kinh nghiệm nhất cho đến mới ra đời bị thất bại trong việc kinh doanh của mình, và đằng sau những thất bại đó luôn kèm theo việc thất thoát kinh phí hàng ngàn tỉ đồng, Ví dụ như Dự án đầu tư xây dựng Chợ An Đông II, nhà máy lọc dầu Dung Quất… Mặc dù tỷ lệ phần trăm đóng góp vào GDP cả nước của ngành xây dựng là rất cao, không ngừng tăng lên theo từng năm: năm 2000 chiếm khoảng 36,73%, năm 2001 chiếm khoảng 38,13%, năm 2002 chiếm khoảng 38,55%, năm 2003 chiếm khoảng 40,5% (nguồn: Tổng cục thống kê, 2003), nhưng theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư  thì thất thoát đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm chiếm từ 30% đến 40%. Kèm theo đó tình hình biến động về chính trị, kinh tế của thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Trước tình hình đó, giá cả một số loại vật tư đã không ngừng biến động theo một quy luật khó đoán trước được, trong số đó thì giá các loại vật tư xây dựng cũng không ngoại lệ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí xây dựng các công trình, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển của đất nước ta. Bên cạnh đó trình độ nhân công, trình độ quản lý của nhân lực trong ngành xây dựng hiện nay cũng vô cùng hạn chế, vẫn còn theo lề lối thủ công, không có tác phong làm việc và quản lý chuyên nghiệp dẫn đến quản lý và kiểm soát còn nhiều bất cập và bịđộng. Có lẽ đơn vị đo lường tốt nhất cho việc đánh giá hiệu quả việc sử dụng kinh phí trong dự án đầu tư xây dựng là mức độ vượt kinh phí và tính chất của nó theo ý nghĩa chủ quan.Và việc quản lý và kiểm soát nó trong điều kiện khó khăn nhất như thế nào sẽ thể hiện trình độ và năng lực của các nhà thầu, chủ đầu tư.

Rủi ro xuất hiện thường xuyên gây thiệt hại cho hiệu quả đầu tư của dự án. Vấn đề đặt ra để chúng ta nghiên cứu, giải quyết là nhận dạng, đánh giá tác động của rủi ro, kiểm soát chúng để đảm bảo hiệu quả đầu tư đã xác định trước của dự án.

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Phân tích rủi ro khi đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính của các dự án đầu tư xây dựng công trình ở giai đoạn lập dự án để ra quyết định đầu tư là một quá trình tổng thể được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chung và đặc điểm của dự án, gồm các nội dung sau:

– Nội dung lập dự án và hiệu quả tài chính của dự án.

– Nhận dạng, phân loại rủi ro có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án.

– Đo lường, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tới hiệu quả tài chính của dự án.

– Phân tích các biện pháp an toàn và phòng ngừa rủi ro tài chính của dự án.

Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả của dự án. Vì vậy việc phân tích  rủi ro khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trước hết phải được xuất phát trên cơ sở nghiên cứu nội dung lập dự án và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án.

Trong phần này chú trọng đề cập đến vấn đề nhận dạng, phân loại rủi ro, đo lường, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tới hiệu quả tài chính của dự án và phân tích các biện pháp an toàn và phòng ngừa rủi ro tài chính của dự án.

Kinh nghiệm và thực tế của các nước cho thấy các vấn  đề nêu trên có thể giải quyết được bằng hệ thống quản lý rủi ro trong quá trình quản lý dự án. Để quản lý rủi ro các dự án đầu tư xây dựng công trình, cần thực hiện một số vấn đề sau:

  1. Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một hiện tượng khách quan, tồn tại trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, tự nhiên. Rủi ro xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động khi có sự tác động ngẫu nhiên từ các biến cố của môi trường hoặc do những hành xử của con người. Rủi ro phát sinh khi có yếu tố tác động tới một hoạt động cụ thể, làm thay đổi hoặc gây tổn thất và sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt động đó.

  1. Nhận dạng rủi ro

2.1. Nhận dạng rủi ro bao gồm việc xác định loại rủi ro nào ảnh hưởng quá mức cho phép tới kết quả dự định của hành động hay sự việc được xem xét, đồng thời mô tả tính chất của mỗi rủi ro đó.

2.2. Trong toàn bộ vòng đời dự án (chuẩn bị dự án, thực hiện đầu tư xây dựng và các năm khai thác sử dụng dự án) cần nhận dạng đủ rủi ro do môi trường bên ngoài và nội tại dự án phù hợp với thực tế.

2.3. Mỗi giai đoạn triển khai dự án các rủi ro xảy ra cũng rất khác nhau.

2.4. Từng môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, các rủi ro có ảnh hưởng lẫn nhau cả trong và ngoài dự án, rủi ro thay đổi theo thời gian.

2.5. Việc nhận dạng rủi ro cần thực hiện, cập nhật lại thường xuyên.

  1. Phân loại rủi ro

3.1. Căn cứ vào đặc điểm tính chất các dự án đầu tư xây dựng có thể phân loại rủi ro theo 3 tiêu chí cơ bản như: theo phạm vi tác động; theo quá trình thực hiện dự án; theo môi trường tương tác. Do vậy những rủi ro đã nhận dạng sẽ được xem xét, phân loại trong suốt quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư tới vận hành khai thác dự án.

3.2. Phân loại rủi ro của dự án theo phạm vi tác động:

Căn cứ từ môi trường cụ thể có phát sinh những biến cố tác động trực tiếp vào hoạt động của dự án như: rủi ro về tự nhiên, rủi ro về công nghệ, rủi ro về tổ chức, rủi ro về kinh tế, v.v…

3.3. Phân loại rủi ro theo quá trình thực hiện dự án:

  1. a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

– Những rủi ro có thể  xẩy ra với dự án từ việc thu thập dữ liệu thống kê, khả năng dự báo và ra quyết định của chủ đầu tư.

– Cần phải nhận dạng đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra trong cả vòng đời dự án.

– Rủi ro thường xảy ra liên quan tới vấn đề về thông tin dữ liệu điều tra phục vụ tính toán dự án, thời gian thực hiện quá trình chuẩn bị dự án, căn cứ pháp lý của dự án…

  1. b) Giai đoạn thực hiện đầu tư:

– Những rủi ro được phân tích chủ yếu là những thiệt hại làm tăng chi phí đầu tư, kéo dài thời gian xây dựng cơ sở vật chất của dự án, chất lượng công trình không đạt yêu cầu…

– Xem xét các rủi ro ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng công trình: thời gian thi công, giá vật tư , chi phí nhân công, nhân tố khác .

– Rủi ro có thể xảy ra nhiều từ môi trường tự nhiên, thị trường xây dựng, thủ tục hành chính pháp lý trong đầu tư và xây dựng, tổ chức và thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình…

  1. c) Giai đoạn vận hành dự án:

– Đây là giai đoạn dài và chứa đựng nhiều loại rủi ro nhất của dự án. Tất cả những biến cố được xem xét ở phần theo phạm vi tác động đều có thể phát sinh và gây rủi ro cho dự án ở giai đoạn này. Đồng thời còn chịu ảnh hưởng từ những rủi ro sai sót ở các giai đoạn Chuẩn bị đầu tư và Thực hiện đầu tư.

–  Cần nhận dạng các rủi ro ảnh hưởng tới chi phí quản lý vận hành dự án, các chí phí sản xuất, thu nhập hàng năm (Dự án sản xuất kinh doanh).

– Rủi ro xảy ra ở mức độ phức tạp hơn, phát sinh từ các môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra, tổ chức quản lý sản xuất, duy trì hoạt động quản lý khai thác dự án trong các năm phân tích hoạt động.

– Những sai sót ở giai đoạn trước cũng là nguyên nhân phát sinh rủi ro ở các giai đoạn sau của dự án. Các công cụ, kỹ thuật để nhận dạng rủi ro cũng đa dạng, được sử dụng kết hợp từ các phương pháp phân tích hoạt động, thống kê kinh nghiệm kết hợp dự báo, điều tra lấy ý kiến chuyên gia… Kết quả nhận dạng rủi ro nhằm xác định nguồn gốc phát sinh, phạm vi tác động, các dữ liệu liên quan tới khả năng tồn tại và phát triển các rủi ro.

3.4. Phân loại rủi ro theo môi trường tương tác:

Đó là những biến cố từ môi trường xung quanh như: môi trường tự nhiên, chính trị – xã hội, kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… gây ra rủi ro cho dự án và tác động ngược lại của dự án vào môi trường. Đồng thời về môi trường nội tại của dự án, những biến cố phát sinh do con người điều hành, khả năng tổ chức, do hệ thống máy móc kỹ thuật sử dụng… gây ra rủi ro cho dự án.

 

III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

  1. Đo lường, đánh giá tác động của rủi ro tới hiệu quả đầu tư của dự án, khả năng thành công của dự án khi có tác động của rủi ro.

1.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án

Hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng thể hiện ở nhiều mặt, trong đó hiệu quả kinh tế – tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

  1. a) Như các phân tích nêu trên, với các dự án đầu tư xây dựng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án cần đặt trọng tâm xem xét.

– Đối với các dự án phục vụ công, hiệu quả kinh tế – tài chính cần đạt tới là chi phí thấp nhất của dự án trong cả vòng đời;

– Đối với dự án sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế – tài chính là thu được lợi nhuận cao nhất.

  1. b) Cơ sở xác định hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án :

– Chi phí đầu tư xây dựng công trình, chi phí vận hành, khai thác dự án, thu thập của dự án. Các rủi ro tác động nhiều mặt và ảnh hưởng đến trực tiếp tới các yếu tố này (Chất lượng giá cả, khả năng phục vụ, sức mua, thời gian…). Do vậy đo lường, đánh giá tác động rủi ro tới hiệu quả dự án là công việc phức tạp, nhìn chung phải kết hợp các phương pháp định tính với các phương pháp định lượng.

– Các phương pháp định tính được hình thành và phát triển đồng thời với sự phát triển của khoa học công nghê, với sự hỗ trợ rất quan trọng của toán học, tin học như: lý thuyết về toán xác suất thống kê, dự báo, phân tích, tổ hợp, các chương trình phần mềm ứng dụng… Có rất nhiều phương pháp phân tích rủi ro được phát minh và áp dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực cả về mặt định tính lẫn định lượng như HAZOP, FTA, CCA, phân tích mô phỏng. Các yếu tố rủi ro trong ngành xây dựng đã được một số tác giả trong và ngoài nước quan tâm, cụ thể là:

Wang(1987) (cited in Chang, 1990) chỉ ra rằng một số hoạt động trong công tác quản lý xây dựng bao gồm: Hoạch định, Tổ chức, Động viên, Hướng dẫn, Thông tin, Kiểm soát, Phối hợp và dự báo. Trong đó biến đầu vào của nó chính là: vật liệu, trang thiết bị, nhân công, tài chính. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định giá thắng thầu và thành công của dự án (Asley et al., 1987; Pinto and Slevin, 1988, cited in Liu, 1999).

Theo nguồn của Surety Association of Canada, 2003 đã nhận định 5 nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thất bại của nhà thầu đó chính là: Phạm vi hoạt động của nhà thầu, trình độ và kỹ thuật thi công, hệ thống quản lý, sổ sách thanh toán, vấn đề nội bộ.

Từ Vượng(2002), đưa ra một nhân tố hết sức tổng quát, tác động đến tiến độ thi công công trình đó chính là thời gian hoàn thành từng công tác. Và bằng phân tích mô phỏng tác giả đã định lượng xác xuất hoàn thành dự án trong một khoảng thời gian nhất định.

Phạm Lý Minh Thông (2002), bằng phương pháp phân tích định tính đã đề xuất 5 nhân tố rủi ro tác động vào tiến độ thi công công trình đó là: Môi trường chính trị, thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; Môi trường kinh tế, tiền tệ, thi trường; Nhân tố kỹ thuật bên trong dự án; Nhân tố phi kỹ thuật bên trong dự án; Nhân tố thực hiện thi công.

Các yếu tố tác động gây ra rủi ro cho nhà thầu là rất nhiều. Nói chung tất cả các yếu tố gây tác hại cho nhà thầu đều ảnh hưởng đến chi phí của họ. Do đó dựa vào các nghiên cứu trên và việc phỏng vấn trực tiếp kết hợp với việc sử dụng bảng câu hỏi mà đối tượng chính là các chuyên gia và các nhà thầu xây dựng hiện nay để tìm ra các nhân tố chủ yếu gây ra rủi ro chi phí cho nhà thầu.

– Tuỳ thuộc vào khả năng áp dụng, điều kiện cụ thể của dự án, dữ liệu dự báo thống kê và tính chất quy mô của dự án để sử dụng các phương pháp định lượng, cụ thể như:

+ Phân tích các kịch bản để xác định giá trị dự kiến (dạng bảng và dạng cây);         + Phân tích độ nhạy có tính xác suất, phân tích mô phỏng…

+ Đánh giá rõ khả năng đạt được hiệu quả của dự án trong điều kiện có tác động rủi ro. Kết quả đo lường rủi ro sẽ giải quyết một trong những vấn đề phức tạp nhất trong quản lý rủi ro, đó là xác định rõ và thấy trước các nguy cơ hoặc cơ hội có thể đạt được của dự án.

Sơ đồ quá trình rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng công trình được trình bày ở hình 1.

1.2. Đo lường rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro

  1. a) Đo lường rủi ro

–  Phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro ảnh hưởng tới kết quả của một hoạt động của dự án được sử dụng, gồm:

Phương pháp định tính: Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp có cơ sở dữ liệu thống kê quá khứ và ý kiến tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực.

Phương pháp định lượng: Phương pháp này được tiến hành nhằm phân tích các biến cố có thể gây rủi ro đối với các bộ phận chính có ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt động. Kết quả của các hoạt động được hình thành từ các bộ phận. Theo nguyên lý này tiến hành đánh giá, đo lường rủi ro của mọi hoạt động được xem xét từ các yếu tố tác động tới từng bộ phận và các bộ phận tác động tới kết qủa của một hoạt động cụ thể. Vì vậy nguyên lý của phương pháp định lượng là xác định được quy luật phân bố xác suất các giá trị rủi ro có thể xảy ra với mỗi bộ phận do tác động từ các biến cố gây ra. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp toán phân tích khác nhau để đo lường, đánh giá rủi ro xảy ra đối với kết quả của mọi hoạt động.

Tổng hợp các vấn đề so sánh và phạm vi áp dụng phương pháp định tính và định lượng được thể hiện ở Bảng 1.

 

Hình 1 – Sơ đồ quá trình rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng công trình

Bảng 1-  Phân tích so sánh các phương pháp đo lường đánh giá rủi ro của dự án

và phạm vi ứng dụng

 

TT Các  vấn đề so sánh Phương pháp định tính Phương pháp định lượng
1 Các phương pháp sử dụng Lập bảng tiêu chí đánh giá rủi ro; Ma trận phân tích rủi ro; Phân nhóm rủi ro; Đánh giá sắp xếp yếu tố rủi ro… Xác định chỉ tiêu kỳ vọng toán học dạng bảng; Xác định chỉ tiêu kỳ vọng toán học dạng cây; Phân tích mô phỏng; Sử dụng đại lượng tương đương phi rủi ro.
2 Phương pháp đánh giá

– Nhận dạng các biến cố, đánh giá mức độ tác động

– Đánh giá rủi ro ở các bộ phận

– Đo lường, đánh giá rủi ro của kết quả dự án

 

– Theo kinh nghiệm + chuyên gia

– Lấy ý kiến chuyên gia + cho điểm theo thang điểm

– Lấy ý kiến chuyên gia + cho điểm hoặc giả định tình huống + phân tích so sánh

 

– Theo tính toán thống kê kinh nghiệm + dự báo

– Sử dụng toán phân tích tính xác suất, lựa chọn tình huống

– Phân tích xác suất, mô phỏng, phân tích quan hệ

3 Kết quả đánh giá Tổng số điểm đánh giá mức độ rủi ro của kết quả Các giá trị kết quả và xác suất xẩy ra
4 Phạm vi áp dụng Dự án đơn giản, ít rủi ro, độ chính xác thấp Mọi loại dự án, trong điều kiện thống kê và dự báo tốt, độ chính xác cao

 

  1. b) Các biện pháp hạn chế rủi ro:

Biện pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro gồm hai nhóm cơ bản như: Nhóm các biện pháp chủ động như né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, quản trị thông tin, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa hoạt động, bảo hiểm… và nhóm các biện pháp giảm thiểu hậu quả xấu do rủi ro gây ra như: Giảm thiểu từng phần, trung hòa rủi ro… Trong hai nhóm, nhóm chủ động phòng ngừa được xem xét coi trọng hơn. Chủ động phòng ngừa cụ thể như: Loại bỏ nguyên nhân, môi trường tạo ra rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin nắm chắc về môi trường và dự báo diễn biến trong quá trình tiến hành hoạt động; tham gia đa dạng hoạt động có liên quan nhau. Nhóm các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra tập trung vào việc xây dựng kế hoạch chủ động đối phó khi có rủi ro xảy ra, hoặc giảm bớt những mục tiêu mạo hiểm…

  1. Một số phương pháp phân tích, đánh giá rui ro của dự án

Có nhiều phương pháp phân tích, đánh giá các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới  hiệu quả đầu tư của dự án. Hiện nay khi phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án, người ta thường sử dụng các phương pháp như  phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích điều chỉnh trường hợp, phân tích theo lý thuyết mô phỏng,..

2.1. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy nhằm kiểm tra mức độ nhạy cảm của kết quả dự án đối với sự biến động của từng yếu tố, nói khác đi phân tích độ nhạy nhằm xác định kết quả của dự án (các chỉ tiêu đặc trưng), trong điều kiện biến động của các yếu tố xác định kết quả đó.

Phân tích độ nhạy được thực hiện bằng cách tính toán các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính của dự án (NPV, IRR, …) theo biến thiên của yếu tố ảnh hưởng. Phân tích độ nhạy theo phương pháp này cho biết độ dung sai cho phép thực hiện dự án và xác định độ nhạy cảm của dự án với yếu tố xem xét.

Ví dụ kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu NPV của dự án đầu tư với 2 đại lượng biến động (tỷ lệ lạm phát và giá bán sản phẩm) thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2. Mức độ ảnh hưởng của NPV với đại lượng tỷ lệ lạm phát

và giá bán sản phẩm

 

Giá sản phẩm

USD/T (*)

Tỷ lệ lạm phát
  5% 6% 7% 8% 9%
170 -22.962 -25.793 -28.514 -31.132 -33.694
180 -14.654 -17.611 -20.460 -23.207 -25.856
190 -6.460 -9.509 -12.448 -15.297 -18.055
200 1.610 -1.570 -4.628 -7.582 -10.435
210 9.612 6.341 3.183 113 -2.814
220 17.620 14.239 10.974 7.818 4.765
230 25.490 21.995 18.618 15.354 12.196

 

(*) phương án cơ sở : giá sản phẩm 200USD/T; tỷ lệ lạm phát 5%.

Với ví dụ nêu trên dự án chỉcó tính khả thi với điều kiện :

– Giá sản phẩm ³ 200USD/T và mức lạm phát <5%.

– Giá sản phẩm  > 210USD và mức lạm phát <8%.

Dự án rất nhạy cảm với giá sản phẩm và tỷ lệ lạm phát. Cùng một điều kiện mức lạm phát 5% chỉ cần giảm 5% giá sản phẩm thì dự án không có tính khả thi.

Phân tích độ nhạy có những hạn chế :

+ Không thể xem xét đồng thời nhiều nhân tố và các trị số trong dãy biến thiên của các yếu tố không đại diện cho yếu tố đó.

+ Việc giả định độc lập xem xét từng yếu tố, trong khi các yếu tố khác cố định là không phù hợp với thực tế. Đặc biệt trường hợp các yếu tố có quan hệ tương quan hàm số với nhau thì sử dụng phương pháp này dẫn tới sai số lớn.

2.2. Phương pháp phân tích điều chỉnh trường hợp

Phương pháp phân tích điều chỉnh trường hợp là đánh giá kết quả dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tố xác định  dự án. Thường người ta phân tích cho 2 trường hợp có tính chất cực đoan: bất lợi nhất và có lợi nhất có thể xảy ra (thí dụ, đối giá sản phẩm là giá thấp nhất/cao nhất, đối với chi phí đầu tư là mức cao nhất/ thấp nhất có thể xảy ra đối với dự án).

Phân tích trường hợp có ưu điểm là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với những dự án quy mô nhỏ, có cơ sở dữ liệu thống kê. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, với các dự án quy mô nhỏ.

Phân tích trường hợp có nhược điểm :

+ Không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố.

+ Không xác định được tất cả các trường hợp tính toán (bất lợi nhất hoặc thuận lợi nhất).

+ Mang nhiều định tính, những tác động ảnh hưởng của sự không an toàn chưa được phân tích sâu chưa có tính thuyết phục, đồng thời chưa đánh giá được quy luật tác động của các ảnh hưởng rủi ro tới kết quả đầu tư.

2.3 Phương pháp mô phỏng

Phương pháp mô phỏng được hiểu đơn giản là phương pháp thống kê thực nghiệm các kết quả có thể của hàm từ các mô hình kết hợp giá trị các biến một cách ngẫu nhiên. Vì vậy quy luật biến thiên kết quả của hàm là sự mô phỏng tổng hợp và chung nhất từ các quy luật biến thiên các biến trong hàm. Để tiến hành mô phỏng, chúng ta sử dụng các phép tính lặp nhiều lần. Phương pháp lặp là phương pháp chọn lần lượt các tổ hợp ngẫu nhiên cho những giá trị khác nhau ở các biến số để thay thế vào hàm số và tính các giá trị của hàm số.

Để phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án theo các phương pháp nói trên, ta có thể vận dụng các cách tính toán, phân tích theo một số chỉ tiêu  định lượng (Phương pháp xác định chỉ tiêu kỳ vọng toán học (dạng bảng + dạng cây); Phương pháp áp dụng lý thuyết phân tích mô phỏng) sau đây:

  1. a) Phương pháp xác định chỉ tiêu kỳ vọng toán học dạng bảng

– Cơ sở đánh giá hiệu quả của dự án là dựa trên việc phân tích một số tình huống điển hình xảy ra trong thực tế mà chịu ảnh hưởng từ những yếu tố rủi ro cùng xảy ra đồng thời và kết hợp với dự báo xác suất các tình huống có thể xảy ra này.

– Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành theo trình tự sau:

+ Lựa chọn hàm tính toán hiệu quả tài chính của dự án (gọi là Hàm mục tiêu).

+ Nhận dạng các rủi ro và đánh giá phạm vi tác động của chúng tới các yếu tố đầu vào của Hàm mục tiêu.

+ Tập hợp các trường hợp tác động rủi ro theo một số tình huống điển hình chung mà ảnh hưởng lớn tới Hàm kết quả của mục tiêu. Xác định các tình huống theo từng năm phân tích dự án, đồng thời đưa ra dự báo xác suất xảy ra các tình huống này.

+ Tính toán kết quả Hàm mục tiêu theo những tình huống đã chọn; áp dụng lý thuyết toán xác suất thống kê để xác định giá trị kết quả trung bình kỳ vọng; đánh giá mức độ rủi ro…

– Khả năng ứng dụng: Việc lựa chọn một số tình huống phản ánh khả năng dự báo giới hạn chưa thật sát với thực tế. Xác suất xảy ra yếu tố rủi ro là ước tính phụ thuộc vào chủ quan của con người.

– Phương pháp này cho phép đánh giá ảnh hưởng rủi ro bằng chỉ tiêu định lượng đối với kết quả đầu tư nhưng độ chính xác chưa cao.

  1. b) Phương pháp xác định chỉ tiêu kỳ vọng dạng cây

– Trường hợp các phương án đầu tư thực hiện qua một chuỗi các sự kiện, trong đó sự xuất hiện của các sự kiện tiếp theo lệ thuộc vào tình huống có thể có của sự kiện đã xảy ra trước. Để giải quyết bài toán đầu tư trong trường hợp này, chúng ta vận dụng phương pháp giải theo “mô hình cây quyết định” có kết hợp với lý thuyết toán xác suất.

– Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành theo các bước sau:

+ Lập sơ đồ quá trình tiến hành thực hiện dự án theo mô hình cây quyết định, trong đó thể hiện được mối tương quan giữa các sự kiện, kết quả có thể xảy ra các sự kiện và xác suất dự báo xảy ra; kết quả đầu tư (hiệu quả kinh tế -tài chính của dự án) của dự án theo các tình huống dự kiến.

+ Phân tích cây quyết định bằng lý thuyết phân tích quan hệ sự kiện và toán xác suất thống kê.

+ Đánh giá kết quả (bằng giá trị và xác suất) theo nguyên tắc loại trừ.

– Khả năng ứng dụng: Các yếu tố rủi ro được đề xuất và tính toán bị giới hạn bởi chủ quan người phân tích dự báo; tương quan giữa các sự kiện chỉ xét các trường hợp đơn tuyến. Trường hợp phải phân tích tác động đồng thời nhiều yếu tố rủi ro và nhiều tình huống xảy ra trong các năm thì việc áp dụng phương pháp này trở nên khó khăn và phức tạp.

c)Phương pháp áp dụng lý thuyết phân tích mô phỏng

– Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở các yếu tố đầu vào của Hàm mục tiêu trong điều kiện có tác động rủi ro được đánh giá là các biến ngẫu nhiên và thể hiện bằng biểu đồ phân bố xác suất các giá trị trong toàn bộ thời gian phân tích dự án.

– Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành theo:

+ Lập Hàm tính toán hiệu quả tài chính của dự án theo các biến số đầu vào như: Chi phí đầu tư, giá bán sản phẩm, sản lượng sản xuất ra, chi phí cố định và chi phí biến đổi hàng năm, …

+ Chọn những biến số đầu vào không an toàn để xây dựng biểu đồ phân bố xác suất các giá trị của nó (thông qua thống kê và dự báo). Bước này sử dụng lý thuyết toán xác suất, thống kê.

+ Căn cứ vào Hàm mục tiêu và các biến số đầu vào đã có, xác định kết quả của hàm bằng phương pháp tổ hợp và phân tích mô phỏng có sự hỗ trợ của các chương trình phần mềm.

+ Phân tích và đánh giá kết quả (xác định các giá trị cần thiết và xác suất từ biểu đồ  phân bố giá trị kết quả) gồm những giá trị: Max, min, trung bình kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán…

– Khả năng ứng dụng: Cho khả năng đánh giá đầy đủ và khách quan về ảnh hưởng của rủi ro tới kết quả  đầu tư. ứng dụng các phương pháp tính toán hiện đại vào tính toán vì vậy có thể giải quyết được các dự án phức tạp. Phương pháp này đòi hỏi phải có số liệu thống kê và dự bao dảm bảo độ tin cậy cao. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong những nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

– So sánh đánh giá các phương pháp trên được minh hoạ ở sơ đồ hình 2.

Khi đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án áp dụng phương pháp phân tích mô phỏng, do khối lượng tính toán, phân tích nhiều tình hướng với nhiều biến số do đó thường người ta ứng dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng chạy trên máy tính điện tử. Các chương trình này được gọi là Chương trình phân tích rủi ro bằng phương pháp phân tích mô phỏng, ví dụ chương trình @ Risk 4.0 của Công ty Palisade, Mỹ. Chương trình @ Risk 4.0 là chương trình kết hợp các chương trình BestFit, RISKview và RISKOptimizer và kết hợp với chương trình Excel.

Việc ứng dụng Chương trình phần mềm này vào tính toán phân tích rủi ro thông thường được thực hiện qua các bước sau:

– Bước 1: Thủ tục nhập Hàm số tính toán (ở đây sử dụng Hàm tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, ví dụ Hàm NPV,..).

– Bước 2: Thủ tục xây dựng các dữ liệu đầu vào cho các biến số của Hàm tính toán và nhập các dữ liệu đó vào máy (bao gồm các biến xác định và các biến ngẫu nhiên).

– Bước 3: Lập chương trình xác định các tổ hợp ngẫu nhiên từ các giá trị khác nhau của các biến số. Để đảm bảo độ chính xác tổng số lần tổ hợp ngẫu nhiên thường lấy từ 100 đến 1500 lần.

– Bước 4: Chương trình tiến hành các bước mô phỏng. Quá trình tiến hành các bước mô phỏng liên quan tới việc sử dụng phương pháp toán học Monte – Carlo hay Latin Hypercube là cơ sở để lập trình sử dụng trên máy với các chương trình “risk” có kết hợp với các bảng tính của chương trình “Lotus 1, 2, 3”. Chương trình “Risk” cho phép chúng ta vận dụng các dạng phân bố xác suất khác nhau.

– Bước 5: Lập báo cáo các kết quả của quá trình tính toán. Những kết quả này bao gồm:

+ Biểu đồ phân bố xác suất các giá trị của Hàm số tính toán.

+ Bảng thống kê NPV qua các năm.

+ Biểu đồ tổng hợp xác suất các giá trị của Hàm số tính toán.

+ Mức độ rủi ro của dự án trong suốt thời gian phân tích dự án.

+ Các đại lượng đặc trưng của các biểu đồ Hàm số tính toán bao gồm: Giá trị trung bình kỳ vọng, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán… Quá trình tiến hành phương pháp phân tích mô phỏng được minh họa ở sơ đồ hình 3.

 

Hình 2- So sánh các phương pháp đánh giá rủi ro bằng chỉ tiêu định lượng

– Hàm mục tiêu tài chính của dự án, F = f(x, y, z…)

– F: Mục tiêu; x, y, z … Những yếu tố đầu vào (vốn đầu tư, giá sản phẩm, v.v…)

 

Phương pháp xác định chỉ tiêu kỳ vọng dạng bảng Xác định chỉ tiêu kỳ vọng dạng cây Phân tích mô phỏng
– Tình huống phân tích

 

 

F1 = f(x1, y1, z1,…), P1

 

F            F2 = f (x2, y2, z2,…), P2

 

F3 = f(x3, y3, z3,…), P3

 

m: Tình huống (hữu hạn)

P1, P2, P3: Xác xuất dự báo

– Năm phân tích: Theo từng năm

 

– Kết quả bài toán: Một số kết quả →

so sánh → lựa chọn.

– Kết quả chọn:

F = F1P1 + F2P2 + F3,P3 + …..

– Xác suất rủi ro của F là S

Tình huống phân tích

F1,  P1….

F1, P1

F’’1, P’’1….

F2,  P2 ….

F             F1, P1

F’’2, P’’2 ….

F3,  P3 ….

F1, P1

F’’3, P’’2….

Fm                      …….

m: Tình huống (hữu hạn)

 

– Năm phân tích: Phân tích theo các tình huống dự kiến.

– Kết quả bài toán: Một kết quả (theo nguyên tắc loại trừ)

– Kết quả chọn: (Loại trừ)

F = F1P1 + F2P2 + F3,P3 + …..

(Xác định theo nhánh được chọn)

– Xác suất rủi ro của F là S với:

0 < S < 1

Tình huống phân tích

x = f(x1,p1; x2,p2; x3,p3; …; xn,pn)

 

y = f(y1,p1; y2,p2; y3,p3; …; yn,pn)

 

z = f(z1,p1; z2,p2; z3,p3; …; zn,pn)

 

Hàm F có vô hạn tình huống ngẫu nhiên:

Fi = f(xi,P1; y1,P1; z1,P1)

Fz = f(xi,P1; y2,P2; z2,P2)…

… Fn = f(xn,Pn; yn,Pn; zn,Pn)

Þ F = (F1,P1; F2,P2; F3,P3; …; Fn,Pn)

– Năm phân tích: Theo từng quý, năm

– Kết quả bài toán: Biểu thị bằng đồ thị có vô hạn đại lượng

– Kết quả chọn:

F,P1, Fmax,P2; Fmin,P3 … Fn,Pn

 

– Xác suất rủi ro của các đại lượng F,  Fmax, Fmin xác định trên đồ thị kết quả

 

 

  1. Tiến hành các hoạt động kiểm soát, hạn chế tác động xấu của rủi ro để đảm bảo hiệu quả đầu tư đặt ra của dự án.

3.1. Kế hoạch kiểm soát rủi ro được thực hiện đồng thời với nhiều biện pháp từ việc chủ động dự phòng các nguồn lực bất hợp lý để đối phó với những rủi ro, chủ động né tránh đến chia sẻ trách nhiệm gánh chịu rủi ro, ứng phó tích cực, kịp thời khi rủi ro xảy ra…

3.2. Biện pháp kiểm soát rủi ro:

  1. a) Các biện pháp trong hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng xây dựng rất cần được quản lý hiệu quả. Theo đó, một dự án xây dựng luôn đi kèm với các hợp đồng và quy định, điều lệ bắt buộc cần được quản lý riêng rẽ, chặt chẽ và phối hợp trong một tổng thể. Hợp đồng xây dựng là một công cụ pháp lý quyết định các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ cũng như đưa ra các yếu tố rủi ro cho các bên liên quan.
  2. b) Giảm thiểu xử lý các trách nhiệm pháp lý không cần thiết. Theo khảo sát, hơn 40% các hoạt động xây dựng ở Việt Nam vi phạm các điều luật thi hành. Những vi phạm này đã làm tăng thêm chi phí dự án, chi phí xã hội song song những cho phí xử lý các cá nhân gây thiệt hại.
  3. c) Thực hiện bảo hiểm theo quy định;
  4. d) Xây dựng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, đa dạng hoá theo dịch vụ, sản phẩm dự án;

đ) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm rủi ro và xử lý rủi ro…

  1. e) Tăng cường các biên pháp bảo đảm an toàn lao động

Trên thực tế, các nghiên cứu về rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đang được quan tâm, phát triển và có vai trò rất quan trọng để quản lý dự án có hiệu quả.

Một chuyên gia xây dựng Việt Nam, trong một hội thảo về ngành xây dựng, tổ chức gần đây tại Tp.HCM, đã khẳng định: “Lý thuyết và thực tiễn trong việc quản lý rủi ro tại Việt Nam còn yếu kém và gần như ở mức zero. Tại Việt Nam, những hạn chế đối với quản lý rủi ro đó là thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt về điều kiện yêu cầu như thời gian, tài nguyên và giá thành, các nhà quản lý không quen thuộc với quản lý rủi ro. Ngoài ra, khách hàng lại không có nhu cầu về quản lý rủi ro, thêm việc thiếu hụt chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, thông tin trao đổi giữa các đối tác bị giới hạn”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần VI

BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

  1. Bảo hành công trình xây dựng ( Điều 29-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

1.1. Thời hạn bảo hành công trình xây dựng được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:

  1. a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
  2. b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.

1.2. Mức tiền bảo hành công trình:

  1. a) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau:

– 3% giá trị hợp đồng đối với công trình hoặc hạng mục công trình quy định tại điểm a mục VIII-1.1.;

– 5% giá trị hợp đồng đối với công trình hoặc hạng mục công trình quy định tại điểm b mục VIII-1.1.

  1. b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận;
  2. c) Tiền bảo hành công trình, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Nhà thầu thi công xây dựng và chủ đầu tư có thể thỏa thuận việc thay thế tiền bảo hành công trình bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương.
  3. Trách nhiệm của các bên trong thời gian bảo hành công trình ( Điều 30-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

2.1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:

  1. a) Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng , phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng ;
  2. b) Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng ;
  3. c) Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.

2.2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:

  1. a) Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục;
  2. b) Từ chối bảo hành công trình xây dựng và thiết bị công trình trong các trường hợp sau đây:

– Công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra;

– Chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ;

– Sử dụng thiết bị, công trình xây dựng sai quy trình vận hành.

2.3. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình xây dựng, sự cố công trình xây dựng kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần VII

BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

  1. Cấp bảo trì công trình (Điều 31-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

1.1. Công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Công việc bảo trì được thực hiện theo các cấp sau đây:

  1. a) Cấp duy tu bảo dưỡng;
  2. b) Cấp sửa chữa nhỏ;
  3. c) Cấp sửa chữa vừa;
  4. d) Cấp sửa chữa lớn.

1.2. Nội dung,phương pháp bảo trì của các cấp bảo trì thực hiện theo quy trình bảo trì.

  1. Thời hạn bảo trì công trình (Điều 32-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

2.1. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa  công  trình vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thầu thiết kế.

2.2. Trường hợp công trình vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cho phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức tư  vấn có đủ điều kiện năng lực thực  hiện.

Người quyết định cho phép sử dụng công trình phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

  1. Quy trình bảo trì công trình (Điều 33-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

3.1. Đối với công trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập quy trình bảo trì công trình phù hợp với loại và cấp công trình. Đối với các công trình xây dựng đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định lại chất lượng công trình và lập quy trình bảo trì.

3.2. Nhà thầu thiết kế lập quy trình bảo trì từng loại công trình trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình tương ứng.

  1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình trong việc bảo trì công trình (Điều 34-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

Chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình trong việc bảo trì công trình có trách nhiệm sau đây:

4.1. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo quy trình bảo trì.

4.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.

 

 

 

 

 

Phần VIII

SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

  1. Nội dung giải quyết sự cố công trình xây dựng (Điều 35-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

1.1. Báo cáo nhanh sự cố:

  1. a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;
  2. b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.
  3. c) Gửi báo cáo sự cố công trình xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh . Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng còn phải báo cáo người quyết định đầu tư và Bộ Xây dựng.

Mẫu báo cáo nhanh sự cố lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố;

1.2. Thu dọn hiện trường sự cố:

  1. a) Trước khi thu dọn hiện trường sự cố phải lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng ;
  2. b) Sau khi có đầy đủ hồ sơ xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thì nhà thầu thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng được phép tiến hành thu dọn hiện trường sự cố;
  3. c) Trường hợp khẩn cấp cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố gây ra thảm họa tiếp theo thì người có trách nhiệm quy định tại các điểm a và điểm b mục XI-1.1 được phép quyết định tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố. Trước khi tháo dỡ hoặc thu dọn, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng phải tiến hành chụp ảnh, quay phim hoặc ghi hình, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu phục vụ công tác điều tra sự cố sau này.

1.3. Khắc phục sự cố:

  1. a) Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để;
  2. b) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo pháp luật;
  3. c) Trường hợp sự cố công trình do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm đối với công trình có mua bảo hiểm phải chịu chi phí khắc phục sự cố.
  4. Hồ sơ sự cố công trình ( Điều 36-Nghị định 209/2004/NĐ-CP)

2.1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố.

Trường hợp phải khảo sát, đánh giá mức độ và nguyên nhân của sự cố, nếu chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình không có năng  lực thực hiện thì phải thuê một tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự cố công trình.

2.2. Hồ sơ sự cố bao gồm:

  1. a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố lập theo mẫu quy định phụ lục 9 của Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
  2. b) Mô tả diễn biến của sự cố;
  3. c) Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố;
  4. d) Các tài liệu về thiết kế và thi công liên quan đến sự cố;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
  2. Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 .
  3. Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 – Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
  4. Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005- Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
  5. Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 7/5/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng
  6. Văn bản số 1509 /BXD-KSTK ngày 28/7/2005 của Bộ Xây dựng về nội dung thẩm định thiết kế trong báo cáo kinh tế kỹ thuật.
  7. Văn bản số 2200/BXD-KSTK ngày 27/10/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thẩm định thiết kế cơ sở thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình.
  8. Văn bản số 2646 /BXD-XL ngày 23/12/2005 của Bộ Xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
  9. Công văn số 2685 /BXD-KTTC ngày 27/12/2005- Bộ Xây dựng hướng dẫn bổ sung một số điểm trong Thông tư số 02/2005/TT- BXD và Thông tư số 04/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
  10. Công văn số 1078 BXD-VKSTK ngày 06/6/2006 hướng dẫn việc xác nhận thẩm định, phê duyệt bản vẽ thiết kế công trình xây dựng.
  11. Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  12. Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 10/11/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình.
  13. Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng.
  14. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  15. Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  16. Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  17. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

 

 

 

Phụ lục 1- PHÂN LOẠI  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CPngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ)

 

STT LOẠI  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
I Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết

số 66/2006/QH11

của Quốc hội

I Nhóm A  
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng. Không kể mức vốn
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp Không kể mức vốn
3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Trên 1.500 tỷ đồng
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I – 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Trên 1.000 tỷ đồng
5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Trên 700 tỷ đồng
6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Trên 500 tỷ đồng

 

II Nhóm B  
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Từ 75 đến 1.500

tỷ đồng

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II – 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Từ 50 đến 1.000

tỷ đồng

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Từ 40 đến 700                  tỷ đồng
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Từ 30 đến 500               tỷ đồng
III Nhóm C  
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. Dưới 75 tỷ đồng
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III – 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Dưới 50 tỷ đồng
3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Dưới 40 tỷ đồng
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Dưới 30 tỷ đồng

 

Ghi chú:

  1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
  2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


PHỤ LỤC 2

PHÂN CẤP, PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

( Ban hành kèm theo Nghị định số 209 /2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004-Sử dụng cho đến khi có Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng )

 

 

Mã số

 

Loại công trình

CẤP CÔNG TRÌNH
Cấp

đặc biệt

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
I CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
I-1 Nhà ở  

a) Nhà ở chung cư

 

Chiều cao

≥30 tầng

 

hoặc

 

tổng diện tích sàn (TDTS)

≥ 15.000m2

Chiều cao

20- 29 tầng

 

hoặc

 

TDTS

10.000 –

<15.000 m2

Chiều cao

9 – 19 tầng

 

hoặc

 

TDTS

5.000 –

<10.000 m2

Chiều cao

4 – 8 tầng

 

hoặc

 

TDTS

1.000 –

<5.000 m2

Chiều cao

≤ 3 tầng

 

hoặc

 

TDTS <1.000 m2

 

 

b) Nhà ở riêng lẻ
 

 

 

 

 

 

 

 

 

I-2

Công trình công cộng a) Công trình văn hóa:

Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình.

Chiều cao

≥30 tầng

 

hoặc

 

nhịp ≥ 96m

 

hoặc

 

 

TDTS ≥ 15.000m

 

 

Chiều cao

20- 29 tầng

 

hoặc

 

nhịp 72 – < 96m

 

hoặc

 

TDTS

10.000 –

<15.000 m2

 

Chiều cao

9 – 19 tầng

 

hoặc

 

nhịp 36- <72m

 

hoặc

 

TDTS

5.000 –

<10.000 m2

 

Chiều cao

4 – 8 tầng

 

hoặc

 

nhịp 12 – <36m

 

hoặc

 

TDTS

1.000 –

<5.000 m2

 

 

Chiều cao

≤ 3 tầng

 

hoặc

 

nhịp <12m

 

hoặc

 

TDTS  <1.000 m2

 

b) Công trình giáo dục:

Nhà trẻ, trưòng mẫu giáo, trường phổ thông các cấp, trưòng đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và  các loại trường khác.

c) Công trình y tế:

Trạm y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão, các cơ quan y tế: phòng chống dịch bệnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I-2

 

Công trình công cộng

 

 

d) Công trình thương nghiệp: Chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng ăn , giải khát, trạm dịch vụ công cộng

 

Chiều cao

≥30 tầng

 

hoặc

 

nhịp ≥ 96m

 

hoặc

 

TDTS ≥ 15.000m2

Chiều cao

20- 29 tầng

 

hoặc

 

nhịp 72 – < 96m

 

hoặc

 

TDTS

10.000 –

<15.000 m2

Chiều cao

9 – 19 tầng

 

hoặc

 

nhịp 36- <72m

 

hoặc

 

TDTS

5.000 –

<10.000 m2

Chiều cao

4 – 8 tầng

 

hoặc

 

nhịp 12 – <36m

 

hoặc

 

TDTS

1.000 –

<5.000 m2

Chiều cao

≤ 3 tầng

 

hoặc

 

nhịp <12m

 

hoặc

 

TDTS  <1.000 m2

đ) Nhà làm việc:Văn phòng, trụ sở

 

e)Khách sạn, nhà khách

 

g) Nhà phục vụ giao thông:

Nhà ga , bến xe các loại

 

h) Nhà phục vụ thông tin liên lạc:

Nhà bưu điện, bưu cục , nhà lắp đặt thiêt bị thông tin, đài lưu không

 

i) Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình. Chiều cao

> 300m

Chiều cao

200- < 300m

Chiều cao

100m-<200m

Chiều cao

50m-<100m

Chiều cao

<50 m

k) Sân vận động Sân thi đấu sức chứa >40.000 chỗ, có mái che, tiêu chuẩn quốc tế. Sân thi đấu sức chứa 20.000 – ≤ 40.000 chỗ, có mái che, tiêu chuẩn quốc tế. Sân thi đấu sức chứa 10.000 – ≤ 20.000 chỗ Sân thi đấu sức chứa  ≤10.000 chỗ ngồi Các loại sân tập cho thể thao phong trào

 

l) Nhà thể thao. Nhịp ≥96m

hoặc

có sức chứa >7.500 chỗ

Nhịp 72m -96m

hoặc

có sức chứa

5.000 – ≤ 7.500 chỗ

Nhịp 36m – <72m hoặc

có sức chứa

2000 – <5.000 chỗ

Nhịp <36m

hoặc

có sức chứa

< 2.000 chỗ

m) Công trình thể thao dưới nước

 

Bể bơi thi đấu có mái che đạt tiêu chuẩn quốc tế, sức chứa > 7.500 chỗ

 

Bể bơi thi đấu có mái che, sức chứa 5.000 – 7.500 chỗ Bể bơi thi đấu, sức chứa 2.000- <5.000 chỗ Bể bơi thi đấu, sức chứa <2.000 chỗ Bể bơi cho thể thao phong trào

 

 

II CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
II-1 Công trình khai thác than a) Công trình mỏ than hầm lò Sản lượng > 3 triệu T/năm Sản lượng 1 – 3 triệu T/năm Sản lượng 0.3 – <1 triệu T/năm Sản lượng < 0.3 triệu T/năm
b) Công trình mỏ than lộ thiên

 

Sản lượng > 5 triệu T/năm Sản lượng 2 – 5 triệu T/năm Sản lượng 0.5 – <2 triệu T/năm Sản lượng < 0.5 triệu T/năm
c) Công trình chọn rửa, tuyển than. Sản lượng > 5 triệu T/năm Sản lượng 2 – 5 triệu T/năm Sản lượng 0.5 – <2 triệu T/năm Sản lượng < 0.5 triệu T/năm
II-2 Công trình khai thác quặng a) Công trình mỏ quặng hầm lò Sản lượng > 5 triệu T/năm Sản lượng > 1 triệu T/năm Sản lượng 0.5 – 1 triệu T/năm Sản lượng < 0.5 triệu T/năm
b) Công trình mỏ quặng lộ thiên Sản lượng

> 2 triệu T/năm

Sản lượng 1 – 2 triệu T/năm Sản lượng

<1 triệu T/năm

c) Công trình tuyển quặng, làm giầu quặng. Sản lượng > 3 triệu T/năm Sản lượng 1 – 3 triệu T/năm Sản lượng

<1 triệu T/năm

II-3

 

Công trình khai thác dầu, khí đốt. a) Công trình dàn khoan thăm dò, khai thác trên biển Chiều sâu mực nước biển

> 5 Km

 

Chiều sâu mực nước biển từ 300M đến 5Km

 

Chiều sâu mực nước biển

< 300m

II-4 Công trình công nghiệp hoá

chất và hoá dầu,

chế biến khí

a) Công trình sản xuất hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng Sản lượng > 500.000 T/năm Sản lượng >100.000 – 500.000 T/năm Sản lượng < 100.000 T/năm
b) Công trình sản xuất hóa dược, hóa mỹ phẩm. Sản lượng > 300.000 T/năm Sản lượng >50.000 – 300.000 T/năm Sản lượng

< 50.000 T/năm

c) Công trình sản xuất phân bón (u rê, DAP). Sản lượng > 1 triệu T/năm Sản lượng >500.000 – 1 triệu T/năm Sản lượng < 500.000 T/năm
II-4 Công trình công nghiệp hoá

chất và hoá dầu,

chế biến khí

 

d) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

 

Với mọi quy mô
đ) Nhà máy lọc hóa dầu Công suất chế biến dầu thô

> 500 thùng/ngày

Công suất chế biến dầu thô từ 300 – 500 thùng/ngày Công suất chế biến dầu thô từ 100 -300 thùng/ngày Công suất chế biến dầu thô

< 100 thùng/ngày

e) Nhà máy chế biến khí Công suất

>10 triệu mkhí/ngày

 

Công suất từ

5- 10 triệu m3 khí/ngày

Công suất

< 5 triệu  m3 khí/ngày

II-5 Kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống dẫn khí, dầu a) Kho xăng, dầu. Bể chứa có dung tích > 20.000 m3 Bể chứa có dung tích >10.000m3 Bể chứa có dung tích từ

5.000-10.000m3

Bể chứa có dung tích

< 5.000 m3

Bể chứa có dung tích  < 1.000 m3
b) Kho chứa khí hóa lỏng Dung tích bể chứa >10.000m3 Dung tích bể chứa từ

5.000 -10.000 m3

Dung tích bể chứa< 5.000 m3
c) Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp

 

 

Với mọi quy mô  
c) Tuyến ống dẫn khí, dầu Tuyến ống ngoài khơi; tuyến ống trên bờ áp lực > 60 bar Tuyến ống trên bờ áp lực 19 – 60 bar Tuyến ống trên bờ áp lực

7 – <19 bar

 

 

 

II-6  

Công trình luyện kim

 

a) Công trình công nghiệp luyện kim mầu. Sản lượng 500.000-1 triệu T/năm Sản lượng 100.000 -<500.000 T/năm Sản lượng < 100.000 T/năm
b) Công trình luyện, cán thép. Khu liên hợp luyện kim Sản lượng >1 triệu T/năm Sản lượng 500.000-1 triệu T/năm Sản lượng < 500.000 T/năm
II-7 Công trình cơ khí, chế tạo a) Công trình cơ khí chế tạo máy công cụ các loại. Sản lượng >5.000 Cái/năm Sản lượng 2.500-5.000 Cái/năm Sản lượng <2.500 Cái/năm
b) Công trình chế tạo thiết bị công nghiệp Sản lượng >10.000 T/năm Sản lượng

5.000 -10.000 T/năm

Sản lượng

< 500.000 T/năm

c) Công trình lắp ráp, sửa chữa ô tô xe máy. >10.000

Xe/năm

3.000 -10.000 Xe/năm < 3.000

Xe/năm

II-8 Công nghiệp điện tử-tin học  

Lắp ráp sản phẩm ( sản phẩm tương đương TV hay máy vi tính)

 

Sản lượng >

300.000 sf/năm

Sản lượng 200.000 -300.000 sf/năm Sản lượng 150.000- < 200.000 sf/năm Sản lượng 100.000 -150.00 sf/năm Sản lượng < 100.000 sf/năm
Chế tại linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện ( sản phẩm tương đương mạch in điện tử hay IC)

 

Sản lượng >

500 triệu sf/năm

Sản lượng

400 -500 triệu sf/năm

Sản lượng

300- < 400 triệu sf/năm

Sản lượng

200 -300 triệu sf/năm

Sản lượng

< 200 triệu sf/năm

 

II-9

 

Công trình năng lượng

 

a) Công trình nguồn nhiệt điện Công suất > 2.000 MW Công suất

600- 2.000 MW

Công suất

50- < 600 MW

Công suất

5 –  50 MW

Công suất

< 5 MW

b) Công trình nguồn thủy điện (phân cấp theo công suất điện năng hoặc theo quy mô hồ chứa và đập chính quy định tại mục các công trình thuỷ lợi, mã số IV-1, IV-2) Công suất > 1.000 MW

 

 

 

Công suất 300 – 1.000 MW

 

 

 

Công suất 30

– < 300 MW

 

 

 

Công suất 3 –  < 30 MW

 

 

 

Công suất

< 3 MW

 

 

 

c) Công trình nguồn điện nguyên tử >1.000 MW ≤1.000 MW
d) Công trình  đường dây và trạm biến áp 500 KV 110 KV 35 KV
 

 

II-10

 

Công trình công nghiệp nhẹ

 

a) Nhà máy dệt Sản lượng ≥ 25 triệu mét/năm Sản lượng 5 – < 25 triệu mét/năm Sản lượng < 5 triệu mét/năm
b) Nhà máy in nhuộm Sản lượng ≥ 35 triệu mét/năm Sản lượng 10 – < 35 triệu mét/năm Sản lượng < 10 triệu mét/năm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II-10

 

Công trình công nghiệp nhẹ

 

 

c) Nhà máy sản xuất các sản phẩm may

 

 

 

Sản lượng ≥ 10 sản phẩm /năm

 

Sản lượng 2 – < 10 triệu sản phẩm /năm

 

Sản lượng < 2 sản phẩm /năm

 

d) Nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da

 

 

 

 

Sản lượng ≥ 12 triệu đôi ( hoặc tương đương)

/năm

 

 

Sản lượng 1 – < 12 triệu đôi       ( hoặc tương đương)

/năm

 

Sản lượng < 1 triệu đôi ( hoặc tương đương)

/năm

 

 

đ) Nhà máy sản xuất  các sản phẩm nhựa

 

 

Sản lượng ≥ 15.000 T/năm Sản lượng 2.000- < 15.000 T/năm Sản lượng < 2.000 T/năm
e) Nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh Sản lượng ≥ 25.000 T/năm Sản lượng 3.000- < 25.000 T/năm Sản lượng < 3.000 T/năm
g) Nhà máy bột giấy và giấy Sản lượng ≥ 60.000 T/năm Sản lượng 25.000 – < 60.000 T/năm Sản lượng < 25.000 T/năm
 

 

 

 

 

 

II-11

 

 

 

 

 

 

 

Công trình chế biến thực phẩm

 

a) Nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu Sản lượng  ≥ 150.000  T/năm Sản lượng  50.000 -150.000 T/năm Sản lượng  < 50.000 T/năm
b) Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát. Sản lượng  ≥ 100 triệu lit/năm

 

Sản lượng 25 – < 100 triệu  lit/năm

 

Sản lượng  < 25 triệu  lit/năm

 

c) Nhà máy sản xuất thuốc lá

 

Sản lượng

≥ 200 triệu  bao/năm

Sản lượng

50 – < 200 triệu  bao/năm

Sản lượng

< 50 triệu  bao/năm

II-11

 

Công trình chế biến thực phẩm

 

d) Nhà máy sữa Sản lượng  ≥ 100 triệu  lít s.phẩm/năm Sản lượng 30 – < 100 triệu  lít s.phẩm/năm Sản lượng  < 30 triệu  lít s.phẩm/năm
đ) Nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền Sản lượng  > 25.000 T/năm Sản lượng  5.000 -25.000 T/năm Sản lượng  < 5.000 T/năm
e) Kho đông lạnh Sức chứa  > 1.000  T Sức chứa

250 -≤1.000 T

Sức chứa

<250  T

II-11

 

 

 

 

 

 

Công trình công

nghiệp vật liệu xây dựng

a) Nhà máy sản xuất Xi măng Công suất > 2 triệu T/năm Công suất 1 – 2 triệu T/năm Công suất < 1 triệu T/năm
b) Nhà máy sản xuất gạch Ceramic, gạch Granit, ốp lát Công suất > 5 triệu m3/năm Công suất 2 – 5 triệu m3/năm Công suất < 2 triệu m3/năm
c) Nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung. Công suất

> 20 triệu Viên/năm

Công suất

10 – 20 triệu Viên/năm

Công suất

< 10 triệu Viên/năm

d) Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh Công suất ≥500.000 s.phẩm/năm Công suất < 500.000 s.phẩm/năm
đ) Nhà máy sản xuất kính Công suất > 20 triệu m2/năm Công suất 10 – 20 triệu m2/năm Công suất < 10 triệu m2/năm
 

e) Nhà máy sản xuất hỗn hợp bê tông và cấu kiện bê tông

 

 

 

 

Công suất > 1 triệu m3/năm

 

 

Công suất 500.000 – 1 triệu m3/năm

 

Công suất < 500.000 m3/năm

 

 

III CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
III-1 Đường bộ a) Đường ô tô cao tốc các loại Đường cao tốc với lưu lượng xe > 30.000 Xe quy đổi/ ngày đêm

hoặc

tốc độ >100km/h

 

Đường cao tốc với lưu lượng xe từ 10.000-30.000 Xe quy đổi/ngày đêm

hoặc

tốc độ >80km/h

 

Lưu lượng xe từ 3.000-10.000 Xe quy đổi/ ngày đêm

hoặc

tốc độ >60km/h

Lưu lượng xe từ 300-3.000 Xe quy đổi/ngày đêm

hoặc

đường giao thông nông thôn loại A

Lưu lượng xe <300 Xe quy đổi/ ngày đêm

hoặc

đường giao thông nông thôn loại B

b) Đường ô tô, đường trong đô thị
c) Đường nông thôn
III-2 Đường sắt   Đường sắt cao tốc Đường tầu điện ngầm; đường sắt trên cao.

 

Đường sắt quốc gia thông thường Đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương
III-3 Cầu a) Cầu đường bộ Nhịp >200m Nhịp từ

100-200m hoặc sử dụng công nghệ thi công mới, kiến trúc đặc biệt

 

Nhịp từ 50-100m Nhịp từ  25-50m Nhịp từ  < 25m
b) Câù đường sắt
III-4 Hầm a) Hầm đường ô tô Hầm tầu điện ngầm  

Chiều dài > 3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt

 

Chiều dài từ 1000-3000m, tối thiểu 2 làn xe ô tô, 1 làn đường sắt Chiều dài từ 100-1000m Chiều dài <100m
b) Hầm đường sắt
c) Hầm cho người đi bộ
III-5

 

 

 

 

 

 

Công trình đường thủy

 

 

a) Bến, Ụ nâng tầu cảng biển

 

Bến,ụ cho tầu >50.000 DWT Bến, ụ cho tầu 30.000-50.000 DWT Bến, ụ cho tầu 10.000-30.000 DWT Bến cho tầu <10.000 DWT
 

b) Cảng bến thủy cho tàu.nhà máy đóng sửa chữa tàu

> 5.000 T 3.000 – 5.000 T 1.500 – 3.000 T 750 -1.500 T < 750T
III-5

 

Công trình đường thủy c) Âu thuyền cho tầu > 3.000 T 1.500 – 3.000 T 750- 1.500 T 200 – 750 T < 200T
d) Đường  thủy có bê rộng (B) và độ sâu (H ) nước chạy tàu

 

– Trên sông

 

 

B > 120m;

H >5m

 

 

B= 90-<120m

H = 4- <5m

 

B = 70- < 90m

H = 3 – <4 m

 

B= 50- < 70m

H = 2- < 3 m

 

B < 50m

H < 2m

– Trên kênh đào  

B > 70m;

H >6m

 

B= 50- <70m

H = 5 – < 6 m

B = 40 – <50m

H = 4- < 5m

B= 30 – < 40m

H = 2 – <4 m

B < 30m

H < 3m

III-6 Sân bay Đường băng cất hạ cánh (phân cấp theo tiêu chuẩn cuả tổ chức ICAO) IV E IV D III C II B I A
IV CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
 

IV-1

Công trình hồ chứa   Dung tích >5.000 x 106 m3 Dung tích  từ 1.000 x 106 -5.000 x 106 m3 Dung tích  từ 100 x106 -1.000 x106 m3 Dung tích  từ     1 x 106 -100 x 106 m3 Dung tích

<1 x 106 m3

IV-2 Công trình đập a) Đập đất, đất – đá Chiều cao

>100 m

Chiều cao

75  – 100 m

Chiều cao

25 – < 75 m

Chiều cao

15 – < 25 m

Chiều cao

< 15 m

b) Đập bê tông Chiều cao

> 150 m

Chiều cao

100 – 150m

Chiều cao

50 – < 100 m

Chiều cao

15 – < 50 m

Chiều cao

<15 m

c) Tường chắn Chiều cao

> 50 m

Chiều cao

5 – 50 m

Chiều cao

<5 m

IV-3 Công trình thủy nông a) Hệ thống thuỷ nông có sức tưới hoặc sức tiêu trên diện tích: S x 103 ha Diện tích

> 75

Diện tích

> 50 – 75

Diện tích

10 – < 50

Diện tích

2 – < 10

Diện tích

< 2

b) Công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất có lưu lượng: Q (m3/s) Lưu lượng

> 20

Lưu lượng

10 – < 20

Lưu lượng

2- < 10

Lưu lượng

< 2

IV-4 Đê-Kè Đê chính, đê bao và đê quai (phân cấp theo Quy phạm phân cấp đê của ngành Thuỷ Lợi)

 

Đặc biệt I II III IV
V CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
V-1 Công trình cấp thoát nước a) Cấp nước

 

> 500.000 m3/ngày đêm

 

300.000 ữ

500.000 m3/ngày đêm

100.000ữ

< 300.000 m3/ngày đêm

20.000 ữ100.000 m3/ngày đêm < 20.000 m3/ngày đêm
b) Thoát nước > 300.000 m3/ngày đêm 300.000ữ

100.000 m3/ngày đêm

50.000ữ

< 100.000 m3/ngày đêm

10.000ữ

< 50.000 m3/ngày đêm

< 10.000 m3/ngày đêm
V-2 Công trình xử lý chất thải a) Bãi chôn lấp rác 500T/ngày 300-< 500 T/ngày 150- < 300 T/ngày < 150 T/ngày
b) Nhà máy xử lý rác thải

 

> 3.000 T/ngày 1.000ữ< 3.000

T/ngày

300ữ< 1.000 T

/ngày

 

100ữ< 300

/ngày

 

< 100

T/ngày

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng )

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

BIÊN BẢN SỐ ………………….

NGHIỆM THU  THÀNH PHẦN CÔNG TÁC  KHẢO SÁT NGOÀI HIỆN TRƯỜNG

CÔNG TRÌNH ……… (tên công trình khảo sát)

 
 

 

  1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc khảo sát, công trình, hạng mục công trình, vị trí, giai đoạn khảo sát được nghiệm thu).
  2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  3. a) Chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

Họ và tên, chức vụ người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát của chủ đầu tư .

  1. b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng, nếu có: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

Họ và tên  người người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát xây dựng.

  1. c) Nhà thầu khảo sát xây dựng: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

Họ và tên, chức vụ người phụ trách khảo sát trực tiếp.

  1. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu : ……… ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc : ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

  1. Khối lượng và chất lượng thành phần công tác khảo sát hoàn thành:
  2. a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
  3. b) Khối lượng khảo sát:
  4. c) Chất lượng khảo sát (đối chiếu với nhiệm vụ và phương án khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng hoặc yêu cầu kỹ thuật khảo sát):
  5. d) Các ý kiến khác, nếu có:
  6. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thành phần công tác khảo sát:

– Các ý kiến khác, nếu có:

 

NGƯỜI PHỤ TRÁCH KHẢO SÁT

CỦA NHÀ THẦU KHẢO SÁT 

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)

NGƯỜI GIÁM SÁT KHẢO SÁT

CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ )

 

NGƯỜI GIÁM SÁT KHẢO SÁT

CỦA NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT (nếu có)

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

Hồ sơ nghiệm thu khảo sát xây dựng gồm:

Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, nếu có:

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng )

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

BIÊN BẢN SỐ ………………….

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH  CÔNG TÁC KHẢO SÁT NGOÀI HIỆN TRƯỜNG

CÔNG TRÌNH ……… (tên công trình khảo sát)

 

 

  1. 1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, vị trí, giai đoạn khảo sát  được nghiệm thu).
  2. 2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  3. a) Chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật, người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát của chủ đầu tư .

  1. b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng, nếu có: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật, người phụ trách bộ phận giám sát khảo sát.

  1. c) Nhà thầu khảo sát: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật, người phụ trách khảo sát trực tiếp.

  1. 3. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu : ……… ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc : ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

  1. Khối lượng và chất lượng công tác khảo sát hoàn thành:
  2. a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
  3. b) Khối lượng khảo sát:
  4. c) Chất lượng khảo sát (đối chiếu với nhiệm vụ và phương án khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng hoặc yêu cầu kỹ thuật khảo sát):
  5. d) Các ý kiến khác, nếu có:
  6. Kết luận:

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công tác khảo sát để đưa vào lập báo cáo kết quả khảo sát:

– Các ý kiến khác, nếu có:

 

NHÀ THẦU KHẢO SÁT

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo  pháp luật và đóng dấu)

CHỦ ĐẦU TƯ

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo           pháp luật và đóng dấu)

 

NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT  (nếu có)

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)

 

Hồ sơ nghiệm thu khảo sát xây dựng gồm:

– Biên bản nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài hiện trường:

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, nếu có:

 

 

 

PHỤ LỤC 2

                                                                       (Tham khảo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

BIÊN BẢN SỐ ………………………

NGHIỆM THU KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)………….

                                               

  1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình)
  2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  3. a) Chủ đầu tư : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật :……………………………………………

 

  1. b) Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng, nếu có: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Họ và tên  người đại diện theo pháp luật:……………………………………………

 

  1. c) Nhà thầu khảo sát xây dựng: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật:……………………………………………

 

  1. Thời gian nghiệm thu :

 

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng ……… năm………

Kết thúc :           ……….  ngày………. tháng……… năm……….

Tại ………………………………………………………………………………………….

 

  1. Đánh giá báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

 

  1. a) Về chất lượng công tác khảo sát xây dựng (đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát xây dựng);
  2. b) Về quy mô và phạm vi khảo sát (đối chiếu theo hợp đồng khảo sát xây dựng);
  3. c) Về số lượng, hình thức báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
  4. d) Các vấn đề khác, nếu có.

 

  1. Kết luận:

 

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

– Yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu có.

NHÀ THẦU KHẢO SÁT XÂY DỰNG

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện

theo pháp luật và đóng dấu )

CHỦ ĐẦU TƯ

   (ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)

 

  NHÀ THẦU GIÁM SÁT KHẢO SÁT XÂY DỰNG

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu )

 

Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng gồm:

– Biên bản nghiệm thu và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 3

                                                                       (Tham khảo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

BIÊN BẢN SỐ ………………………

NGHIỆM THU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

………(ghi tên công trình xây dựng)………...

 

  1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ bước thiết kế, đối tượng thiết kế xây dựng công trình)
  2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

 

  1. a) Chủ đầu tư : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật :………………………………..…..……

 

  1. b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Họ và tên, chức vụ người đại diện  theo pháp luật ….………………………………………

 

  1. Thời gian nghiệm thu :

 

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng ……… năm………

Kết thúc :           ……….  ngày………. tháng……… năm……….

Tại ………………………………………………………………………………………….

 

  1. Đánh giá hồ sơ thiết kế:

 

  1. a) Về chất lượng thiết kế xây dựng công trình : (đánh giá sự phù hợp với nhiệm vụ thiết kế và bước thiết kế trước đó đã được phê duyệt);
  2. b) Về khối lượng công việc thiết kế xây dựng công trình: (đối chiếu theo hợp đồng thiết kế );
  3. c) Về hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
  4. d) Các vấn đề khác, nếu có.

 

  1. Kết luận:

 

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thiết kế và các kiến nghị khác nếu có.

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theopháp luật và đóng dấu)

CHỦ ĐẦU TƯ

(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)

 

 

Hồ sơ nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình gồm:

– Biên bản nghiệm thu thiết kế và các phụ lục kèm theo biên bản này;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC SỐ 2

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số:02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

————————

(Tên cơ quan thẩm định

thiết kế cơ sở)

 

Số:      

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————-

………., ngày……… tháng……… năm……….

 

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁC CÔNG TRÌNH

 THUỘC DỰ ÁN  .………..

 

Kính gửi: …(Cơ quan, đơn vị là đầu mối thẩm định dự án)…..

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

– Căn cứ Thông tư số …ngày … tháng … năm .. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

Sau khi thẩm định, (Tên Cơ quan thẩm định) thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình như sau:

1) Thông tin chung về các công trình thuộc dự án:

– Tên công trình…

– Loại, cấp công trình…

– Thuộc dự án…

– Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án…

– Chủ đầu tư…

– Địa điểm xây dựng…

– Diện tích đất sử dụng cho dự án…

– Nhà thầu lập thiết kế cơ sở…

– Quy mô xây dựng, công suất thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu…

– Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng…

– Nội dung xây dựng và phương án thiết kế:

+ Về tổng mặt bằng, mặt bằng, tuyến công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào.

+ Về kiến trúc, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật.

+ Về phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, các nội dung khác có liên quan.

+ Về công nghệ (nếu có).

2) Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở:

– Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.

– Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ.

– Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

3) Kết luận:

– Thiết kế cơ sở đảm bảo hay không đảm bảo điều kiện để triển khai các công việc tiếp theo.

– Những lưu ý, yêu cầu đối với chủ đầu tư (nếu có)

 

Nơi nhận:

– Như trên,

– Lưu:…

Thủ trưởng cơ quan thẩm định:

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

MẪU DẤU CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ 

( theo công văn số 1078 BXD-VKSTK ngày 06/6/2006 của Bộ Xây dựng)

 

 

TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

 

THIẾT KẾ CƠ SỞ ĐÃ THẨM ĐỊNH

 

 

Văn bản………. ngày….. tháng….. năm…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

————————

 

(Tên cơ quan, đơn vị là đầu mối thẩm định dự án)

   

Số:      

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

…………., ngày …….. tháng …….. năm………

 

 

TỜ TRÌNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Tên dự án) …………………………………………………..

 

 

Kính gửi:……. (Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…………..

 

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Thông tư số … ngày …tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

 

            Sau khi thẩm định, (tên cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định dự án như sau:

  1. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của dự án:
  2. Tên dự án:
  3. Tên chủ đầu tư:
  4. Mục tiêu đầu tư:
  5. Nội dung và quy mô đầu tư:

đ. Địa điểm xây dựng:

  1. Diện tích sử dụng đất:
  2. Loại, cấp công trình:
  3. Thiết bị công nghệ (nếu có):
  4. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)
  5. Tổng mức đầu tư của dự án:

– Trong đó:    + Chi phí xây dựng:

+ Chi phí thiết bị:

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có):

+ Chi phí khác:

+ Chi phí dự phòng:

  1. Nguồn vốn đầu tư:
  2. Hình thức quản lý dự án:
  3. Thời gian thực hiện dự án:
  4. các nội dung khác:
  5. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:
  6. Nhận xét, đánh giá về nội dung dự án:
  7. Các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: Sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.
  8. Các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: Sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng, chống cháy nổ; các yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, môi trường.
  9. Kết luận:
  10. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt dự án
  11. Những kiến nghị:

 

 

                                                            Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định dự án

Nơi nhận:                                                 (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

– Như trên;

– Lưu:…

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 4

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số:02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

————————

 

(Tên Chủ đầu tư)

 

Số:    

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

………., ngày……… tháng……… năm……….

 

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN

CỦA CÔNG TRÌNH ……………. …

(Đối với công trình lập Báo cáo KTKT)

 

 

Kính gửi : …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)

 

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

– Căn cứ Thông tư số… ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

 

            Sau khi thẩm định, (Tên chủ đầu tư) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ  thi công và dự toán công trình…………………….. như sau:

  1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình:
  2. a) Công trình:

– Loại và cấp công trình:

  1. b) Địa điểm xây dựng:
  2. c) Diện tích sử dụng đất:
  3. d) Nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công:

đ) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng:

  1. e) Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu:
  2. g) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:
  3. h) Nội dung thiết kế:
  4. Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công:
  5. a) Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
  6. b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy, nổ.
  7. c) Sự hợp lý của giải pháp thiết kế, giải pháp cấu tạo. Đánh giá mức độ an toàn của công trình.
  8. d) Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.
  9. Kết quả thẩm định dự toán:
  10. a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán
  11. b) Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán
  12. c) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:
    • Chi phí xây dựng:
    • Chi phí thiết bị:
    • Chi phí khác:
    • Chi phí dự phòng:

Tổng cộng:

  1. Kết luận:
  2. a) Đánh giá, nhận xét:
  3. b) Những kiến nghị:

 

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu:…

Đại diện chủ đầu tư

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 5

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

————————

 

(Tên Chủ đầu tư)

 

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————-

………., ngày……… tháng……… năm……….

 

TỜ TRÌNH

THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG

 CÔNG TRÌNH……….

 

                        Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)

 

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Thông tư số.. .ngày … tháng … năm .. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

            (Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:

  1. Tên công trình:
  2. Tên chủ đầu tư:
  3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình:
  4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
  5. Địa điểm xây dựng:
  6. Diện tích sử dụng đất:
  7. Tổng mức đầu tư:
  8. Nguồn vốn đầu tư:
  9. Hình thức quản lý:
  10. Thời gian thực hiện:
  11. Những kiến nghị:

(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm  định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)

Nơi nhận:

– Như trên,

– Lưu:…

Đại diện chủ đầu tư

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 6

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

————————

 

 (Tên Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo

 kinh tế – kỹ thuật)

 

Số:    …………………       

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

………., ngày……… tháng……… năm……….

 

TỜ TRÌNH

PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG

 CÔNG TRÌNH …….

 

 

Kính gửi: ………(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)……………

 

 

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Thông tư số … ngày …tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Căn cứ (pháp lý khác có liên quan);

 

            Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình ………như sau:

  1. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:
  2. Tên công trình:
  3. Tên chủ đầu tư;
  4. Mục tiêu đầu tư:
  5. Nội dung và quy mô đầu tư:

đ. Địa điểm xây dựng:

  1. Diện tích sử dụng đất:
  2. Loại, cấp công trình:
  3. Thiết bị công nghệ (nếu có):
  4. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)
  5. Tổng mức đầu tư:

– Trong đó:    + Chi phí xây dựng:

+ Chi phí thiết bị:

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có):

+ Chi phí khác:

+ Chi phí dự phòng:

  1. Nguồn vốn đầu tư:
  2. Hình thức quản lý dự án:
  3. Thời gian thực hiện dự án:
  4. Các nội dung khác:
  5. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:
  6. Nhận xét, đánh giá về nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
  7. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện; phân tích tài chính, hiệu quả về kinh tế – xã hội.
  8. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng; khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ; khả năng hoàn trả vốn vay; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
  9. Kết luận:
  10. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật
  11. Những kiến nghị:

                                   

                                                     Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định BCKTKT

Nơi nhận:                                               (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

– Như trên;

– Lưu:…

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 7

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

 

————————

 

(Cơ quan quyết định

 đầu tư)

 

Số:     

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________

………., ngày……… tháng……… năm………

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA…….

Về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật

 xây dựng công trình ………………..

 

 

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Thông tư số… . ngày… tháng … năm …của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)…;

Xét đề nghị của…(Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình số.…. ngày….. ..,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

            Điều 1. Phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình.……… với các nội dung chủ yếu sau:

  1. Tên công trình:
  2. Chủ đầu tư:
  3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT:
  4. Chủ nhiệm lập BCKTKT:
  5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
  6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
  7. Địa điểm xây dựng:
  8. Diện tích sử dụng đất:
  9. Phương án xây dựng :
  10. Loại, cấp công trình:
  11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
  12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
  13. Tổng mức đầu tư:

Trong đó:

– Chi phí xây dựng:

– Chi phí thiết bị:

– Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

– Chi phí khác:

– Chi phí dự phòng:

  1. Nguồn vốn đầu tư:
  2. Hình thức quản lý dự án:
  3. Thời gian thực hiện:
  4. Các nội dung khác:

 

            Điều 2. Tổ chức thực hiện.

 

            Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

 

 

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Các cơ quan có liên quan;

– Lưu:…

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1A

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005  )

Chủ đầu tư (tên tổ chức, cá nhân) ……………………….

Số :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

————————

………., ngày……… tháng……… năm………

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH………………………………

( NGƯỜI  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ)

– Căn cứ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ……………………………………………….;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

– Căn cứ  Quyết định phê duyệt dự án đầu tư  xây dựng công trình …………………………………… số ……. ngày …………………. của ……………………………………………;

– Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do .. ( tên nhà thầu khảo sát xây dựng ) lập;

– Căn cứ  thiết kế cơ sở do ………………………….. ( tên nhà thầu thiết kế ) lập đã được phê duyệt cùng dự án;

– Căn cứ  kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật của………….( tên đơn vị chức năng của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định ) và thiết kế kỹ thuật đã được hoàn chỉnh theo kết quả thẩm định

– Các căn cứ khác (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình ……………… do ……………………………….. (tên nhà thầu  thiết kế ) lập với  các nội dung chủ yếu sau:

  1. Công trình …………………………………………………………………………………………………..

thuộc loại công trình ………………………………………………………………………. cấp  ………..

  1. Thuộc dự án đầu tư ………………………………………………………………………………………….
  2. Có tổng dự toán xây dựng công trình là: …………………….…………
  3. Địa điểm xây dựng ………………………………………………………………………………………….
  4. Diện tích sử dụng đất ………………………………………………………………………………………
  5. Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu ………………………………..
  6. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng ……………………………………………..
  7. Dây chuyền và thiết bị công nghệ………………………………………………..
  8. Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường…
  9. Những nội dung phải xác định để làm căn cứ triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Điều 2 :  Kết luận:

  1. a) Thiết kế kỹ thuật được phê duyệt là căn cứ để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
  2. b) Những lưu ý khi triển khai thiết kế bản vẽ thi công (nếu có).

Điều 3 :  Trách nhiệm của các bên liên quan thi hành quyết định

 

Nơi nhận :

– 

– Lưu

NGƯỜI  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

PHỤ LỤC 1B

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005  )

Chủ đầu tư ( tên tổ chức, cá nhân) ………………………………

Số :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

————————

………., ngày……… tháng……… năm………

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ………………..

( đối với trường hợp thiết kế 2 bước)

( NGƯỜI  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ)

– Căn cứ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ………………………………………………;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

– Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình …………………………………… số ……………. ngày …………………. của ……………………………… ;

– Căn cứ  thiết kế cơ sở do …….. ( tên nhà thầu thiết kế)…… lập đã được phê duyệt cùng dự án;

– Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do …….. (tên nhà thầu khảo sát xây dựng) lập;

– Căn cứ  kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của………….( tên đơn vị chức năng của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định ) và thiết kế bản vẽ thi công đã được hoàn chỉnh theo kết quả thẩm định .

– Các căn cứ khác (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công công trình………………….. do ……. ( tên nhà thầu   thiết kế  ) lập với các nội dung chủ yếu sau:

  1. Công trình …………………..thuộc loại công trình ………………………………….. cấp ……………
  2. Thuộc dự án đầu tư ………………………………………………………………………………………….
  3. Có tổng dự toán xây dựng công trình là: ……………………………………………………….
  4. Địa điểm xây dựng ……………………………………………………………………………………
  5. Diện tích sử dụng đất …………………………………………………………………………………
  6. Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu ………………………………..
  7. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng ……………………………………………
  8. Dây chuyền và thiết bị công nghệ………………………………………………..
  9. Những chi tiết cấu tạo và các bản vẽ để thi công xây dựng công trình ……………..
  10. Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

Điều 2 :  Kết luận:

  1. Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt là căn cứ để thi công xây dựng.
  2. Những lưu ý khi thi công xây dựng (nếu có).

Điều 3 : Trách nhiệm của các bên liên quan thi hành quyết định

Nơi nhận :

– 

– Lưu

NGƯỜI  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 1C

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005  )

Chủ đầu tư ( tên tổ chức, cá nhân) ………………………..

Số :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

————————

………., ngày……… tháng……… năm………

 

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG  

            CÔNG TRÌNH ………………………………………………………………………………………….

( đối với trường hợp thiết kế 3 bước)

(NGƯỜI  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ)

– Căn cứ chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ………………………………………………;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

– Căn cứ  Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình……………………………… số ……………….ngày …………………. của ………………( tên chủ đầu tư  ) ………………………………. ;

– Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do …..( tên nhà thầu khảo sát xây dựng ) lập;

– Căn cứ  kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của………….( tên đơn vị chức năng của chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định ) và thiết kế bản vẽ thi công đã được hoàn chỉnh theo kết quả thẩm định

– Các căn cứ khác (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công công trình……………. do ………………………..  (tên nhà thầu lập  thiết kế ) lập với các nội dung chủ yếu sau:

  1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng …………………………………………….
  2. Những chi tiết cấu tạo và các bản vẽ để thi công xây dựng công trình…………………

Điều 2 :  Kết luận:

  1. Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt là căn cứ để thi công xây dựng.
  2. Những lưu ý khi thi công xây dựng (nếu có).

Điều 3 : Trách nhiệm của các bên liên quan thi hành quyết định

 

Nơi nhận :

– 

– Lưu

 NGƯỜI  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

PHỤ LỤC 1D

 

MẪU DẤU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT

( theo công văn số 1078 BXD-VKSTK ngày 06/6/2006 của Bộ Xây dựng)

 

 

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ

 

THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐÃ PHÊ DUYỆT

 

….. ngày….. tháng….. năm…..

 

Họ và tên, chữ ký, chức vụ người  xác nhận.

 

 

 

MẪU DẤU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

TRƯỚC KHI GIAO CHO NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG THỰC HIỆN

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005  )

 

 

GHI TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
 

BẢN VẼ THI CÔNG ĐÃ PHÊ DUYỆT

 

….. ngày ….. tháng ….. năm ….

 

Họ và tên, chữ ký, chức vụ người  xác nhận

 

 

Ghi chú:  Trong dấu  phải nêu đủ nội dung quy định.

Kích thước dấu tùy thuộc vào kích cỡ chữ.

 

 

PHỤ LỤC SỐ 4

(Kèm theo thông tư số   04  /2005/TT-BXD ngày 1 tháng 4  năm 2005)

 

Cơ quan thẩm định hoặc thẩm tra      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:……………………………………                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

V/v: Kết quả thẩm định hoặc  thẩm

tra tổng dự toán, dự toán XD công trình        ……….., ngày ………. tháng ….. năm ……..

 

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HOẶC THẨM TRA

TỔNG DỰ TOÁN, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH:…………………………………………….

 

 

Kính gửi: ………………………………………………………….

 

Cơ quan thẩm đinh hoặc thẩm tra ………. đã nhận văn bản số ……… ngày ……… của ……… đề nghị thẩm đinh hoặc thẩm tra  tổng dự toán, dự toán công trình ……. thuộc dự án đầu tư ……… kèm theo hồ sơ thiết kế, tổng dự toán, dự toán công trình.

 

1-CÁC CĂN CỨ ,THẨM ĐỊNH HOẶC THẨM TRA:

– Căn cứ Nghị định Quản lý dự án đầu tư   xây dựng công trình số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ ban hành.

– Căn cứ Thông tư hướng dẫn ………

– Căn cứ  Quyết định đầu tư  ……..

– Căn cứ ý kiến thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế trong văn bản số ……… hoặc văn bản phê duyệt TK của …..

– Đơn giá XDCB ban hành kèm theo Quyết định số ……….

– Căn cứ thông báo giá vật liệu số ……….

– Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

 

  1. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TỔNG DỰ TOÁN, DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

– Tên công trình ……. thuộc dự án đầu tư ………

– Chủ đầu tư.

– Đại diện Chủ đầu tư.

– Đơn vị tư vấn thiết kế và lập tổng dự toán, dự toán.

Nhận xét chung:

– Thuyết minh thiết kế ……..

– Các bản vẽ ……..

– Khối lượng công tác …..

– Bảng tổng hợp dự toán

  1. NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH HOẶC THẨM TRA

            – Về khối lượng các công tác, công việc.

– Về sử dụng định mức, đơn giá cho các loại công tác, công việc mới hoặc điều chỉnh bổ sung (nếu có).

– Về tính toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán, tổng dự toán công trình.

– Về áp dụng các chế độ chính sách khác có liên quan (nếu có) theo yêu cầu, đặc điểm của công trình.

  1. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HOẶC THẨM TRA TỔNG DỰ TOÁN, DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH:

– Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong tổng dự toán, dự toán.

– Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng tính trong tổng dự toán, dự toán.

– Kết quả thẩm định hoặc thẩm tra tổng dự toán, dự toán công trình được tổng hợp theo các bảng sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH  HOẶC THẨM TRA TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

TT Nội dung Tổng dự toán do tư vấn lập và Chủ đầu tư đề nghị thẩm định Kết quả thẩm định hoặc   thẩm tra Tăng (+)

Giảm (-)

1 Tổng các dự toán xây dựng công trình      
2 Tổng chi phí quản lý dự án và các chi phí khác chưa tính trong dự toán xây dựng công trình      
  Tổng cộng      

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

Bảng 2: KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH  HOẶC THẨM TRA  DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

TT Nội dung Dự toán do tư vấn lập và Chủ đầu tư đề nghị thẩm định Kết quả thẩm định hoặc    thẩm tra Tăng (+)

Giảm (-)

1  Chi phí xây dựng      
2  Chi phí thiết bị      
3  Chi phí khác      
4  Chi phí dự phòng      
  Tổng cộng      

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

 

Phân tích và nêu rõ nguyên nhân tăng giảm:

 

  1. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN :

– Những vấn đề Chủ đầu tư cần lưu ý trong quá trình xem xét và thực hiện.

– Cơ quan thẩm định hoặc thẩm tra đề nghị ……. xem xét và quyết định.

– Trách nhiệm của  Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn thiện tổng dự toán, dự toán.

 

Nơi nhận:      THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THẨM ĐỊNH  HOẶC THẨM TRA

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

PHỤ LỤC 4A

(Tham khảo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

BIÊN BẢN SỐ ………………………

NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)………...

  1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu và vị trí xây dựng trên công trình)

 

  1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  2. a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
  3. b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu với nhà thầu phụ.

 

  1. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: …………………

 

  1. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
  2. a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 24 Nghị định này).
  3. b) Về chất lượng công việc xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng).
  4. c) Các ý kiến khác nếu có.
  5. d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

 

  1. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

 

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

( trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:

– Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục kèm theo nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 4B

                                                                       (Tham khảo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

Biên bản số ………………….

NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ

CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)…………

 
 

 

  1. Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:

– Nêu rõ tên thiết bị, vị trí lắp đặt trên công trình xây dựng.

 

  1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  2. a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
  3. b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ.

 

  1. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: …………………

 

  1. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
  2. a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 24 Nghị định này).
  3. b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).
  4. c) Các ý kiến khác nếu có.
  5. d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

 

  1. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

 

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị gồm:

– Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị và các phụ lục kèm theo, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 5A

                                                             (Tham khảo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

Biên bản số ………………….

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH  BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG,

GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

Công trình ………(ghi tên công trình xây dựng)………...

 
 

 

  1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu, vị trí xây dựng trên công trình).
  2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  3. a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
  4. b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

  1. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: ………………………………………………………..

  1. Đánh giá bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã thực hiện:
  2. a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với Điều 25 của Nghị định này).
  3. b) Về chất lượng xây dựng bộ phận công trình hoặc giai đoạn thi công xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng).
  4. c) Các ý kiến khác, nếu có.
  5. d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
  6. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng gồm:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng và các phụ lục khác kèm theo;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 5B

                                                           (Tham khảo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

Biên bản số ………………….

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG KHÔNG TẢI

CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)…………

 
 

 

  1. Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:

– Nêu rõ tên thiết bị, thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc) và vị trí lắp đặt trên công trình.

  1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  2. a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
  3. b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

  1. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: ……………………………………………………….

  1. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị đơn động không tải đã thực hiện:
  2. a) Về căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 25 Nghị định này).
  3. b) Về chất lượng chạy thử thiết bị đơn động không tải (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).
  4. c) Các ý kiến khác nếu có.
  5. d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
  6. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử  thiết bị đơn động không tải gồm:

– Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 5C

                                                                       (Tham khảo)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm, ngày………. tháng……… năm……….

 

Biên bản số ………………….

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ  LIÊN ĐỘNG KHÔNG TẢI

CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)…………

 
 

 

  1. Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm:

– Ghi rõ tên hệ thống thiết bị và thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc), vị trí lắp đặt trên công trình, công trình.

  1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  2. a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
  3. b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ.

  1. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: ……………………………………………………….

  1. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động không tải đã thực hiện:
  2. a) Về căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 25 Nghị định này).
  3. b) Về chất lượng chạy thử thiết bị liên động không tải (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).
  4. c) Các ý kiến khác nếu có.
  5. d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
  6. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

 

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

GIÁM SÁT THI CÔNG XÂT DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (trong trường hợp hợp đồng tổng thầu)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị liên động không tải gồm:

– Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải và các phụ lục kèm theo nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 6

                                                            (Tham khảo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Địa điểm , ngày………. tháng……… năm……….

BIÊN BẢN SỐ ………………….

NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI

CÔNG TRÌNH ………(ghi tên công trình xây dựng)…………

 
 
  1. Hệ thống thiết bị được nghiệm thu bao gồm:

– Nêu rõ hệ thống thiết bị và thời gian chạy thử (bắt đầu, kết thúc)

  1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  2. a) Phía chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

  1. b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Người phụ trách thi công trực tiếp :  (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

  1. c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Chủ nhiệm thiết kế : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

  1. Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại:  ……………………………………

  1. Đánh giá công tác chạy thử thiết bị liên động có tải đã thực hiện:
  2. a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu (đối chiếu với khoản 1 Điều 26 Nghị định này).
  3. b) Về chất lượng chạy thử thiết bị liên động có tải (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình).
  4. c) Công suất đưa vào vận hành : – Công suất theo thiết kế đã được phê duyệt;

– Công suất theo thực tế đạt được.

  1. d) Các ý kiến khác nếu có.
  2. Kết luận :

– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Hồ sơ nghiệm thu chạy thử thiết bị liên động có tải gồm:

– Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 7

                                                             (Tham khảo)

 

Tên Chủ đầu tư  ……………………………………….

……………………………….

……………………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

Địa điểm, ngày………. tháng………. năm………..

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ  DỤNG

 

  1. Công trình/hạng mục công trình:………………………………………..…………………..
  2. Địa điểm xây dựng:
  3. Thành phần tham gia nghiệm thu:
  4. a) Phía chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

  1. b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình : (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Người phụ trách thi công trực tiếp :  (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

  1. c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)

– Người đại diện theo pháp luật : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

– Chủ nhiệm thiết kế : (ghi rõ họ và tên, chức vụ ).

  1. Thời gian tiến hành nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày……….. tháng………. năm………

Kết thúc :           ……….  ngày……….. tháng………. năm………

Tại: …………………………………………………………..

  1. Đánh giá hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng:
  2. a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;
  3. b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật);
  4. c) Các ý kiến khác nếu có.
  5. Kết luận :

– Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

      – Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ

và đóng dấu pháp nhân)

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu);

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ký tên, ghi rõ họ tên,  chức vụ và đóng dấu)

 

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

PHỤ LỤC 01

( Kèm theo Thông tư số 02 /2006/TT-BXD ngày  17  tháng  5  năm 2006)

 

 

MẪU DẤU CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

XÁC NHẬN  BẢN VẼ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

 

 

 

 

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

 

 

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

 

 

Ngày….. tháng….. năm…..

 

 

 

 

Ghi chú:  Chỉ quy định nội dung dấu (không quy định kích thước dấu).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU SỔ NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

PHẦN DO NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG LẬP

(Phụ lục 1-TCVN 4055-1985-Tổ chức thi công-Bắt buộc áp dụng)

 

Bìa

NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

Tên ………………… Nhà thầu thi công xây dựng…………………

(Bộ), Tổng Công ty, Công ty, Xí nghiệp, Đội)

Công trình …………………………………………………………………

 

Trang 1

NHẬT KÝ CHUNG

Số: ……………………..

 

– Thi công công trình (hạng mục công trình)…………………………………………………………..

tên gọi………………………………………………………………………………………………………………..

 

– Địa chỉ công trình …………………………………………………………………..

 

– Cơ quan giao thầu……………………………………………………………………………………………..

 

– Nhầ thầu lập thiết kế, dự toán…………………………………………………………………….

 

– Bắt đầu thi công (ngày, tháng, năm ) ………………………………………………….

 

– Kết thúc thi công………………………………………………………………………………………………

 

Theo tiến độ nêu trong hợp đồng……………………

Theo thực tế ……………………………………………..

 

Trong nhật ký này có …… trang, đánh số từ 1 đến ….. và có đóng dấu giáp lai

 

Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng

Ký tên và đóng dấu

 

Trang 2

NHỮNG T­Ư LIỆU TỔNG HỢP

 

Giá thành dự toán công trình (hạng mục công trình)… ……..đồng…

 

Trong đó :

 

– Xây lấp : ……………………………đồng

– Thiết bị : ……………………………đồng

– Kiến thiết cơ bản khác: ……………. đồng

 

– Tên cơ quan duyệt và ngày đ­ược phê duyệt…

 

– Tên Nhà thầu lập thiết kế thi công công trình……………………………………………..

 

– Tên những nhà thầu phụ và những công việc do những nhà thầu này thực hiện …………

………………………………………………………………………………………………………………………….

 

– Họ tên, chữ ký ng­ười phụ trách thi công công trình (hạng mục công trình) và quản lý quyển nhật ký ……………………………………………………………………………………………….

 

– Họ tên, chữ ký ng­ười đại diện cơ quan giao thầu…………………………………………………..

 

– Nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát tác giả …………………………………………

 

Ghi chép những thay đổi ở tờ đầu trang (trang 1 và trang 2) : …………………..

 

Bảng 1- DANH SÁCH CÁN BỘ KỸ THUẬT THAM GIA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

Số

TT

Họ và tên Ngành nghề và trình độ đào tạo Chức vụ cán bộ

phụ trách

Thời gian bắt đầu tham gia xây dựng công trình Thời gian kết thúc tham gia xây dựng công trình Ghi chú
             

 

Bảng 2- BẢN KÊ BIÊN BẢN NGHIỆM THU NHỮNG BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH KHUẤT VÀ BIÊN BẢN NGHIỆM THU TRUNG GIAN NHỮNG KẾT CẤU ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG

 

Số TT Tên biên bản Ngày, tháng ký

biên bản

Nhận xét chất lượng công việc thực hiện
       

 

 

Bảng 3- Bảng kê những nhật ký công tác đặc biệt

 

Tên nhật ký công tác đặc biệt Đơn vị phụ trách

ghi chép nhật ký

Ngày nhận nhật ký ở

tổ chức thầu phụ và chữ ký

     

 

 

 

Bảng 4- Tình hình thi công hàng ngày

 

Ngày, tháng,

ca

Mô tả vắn tắt công việc và biện pháp thi công, thống kê công việc do tổ chức thầu phụ thực hiện  

Điều kiện

thi công

Đội trưởng

( ghi rõ tên và

ngành nghề)

Khối lượng công việc đã thực hiện và được nghiệm thu của đội hoặc tổ sản xuất
         

 

 

Bảng 5 – Những nhận xét của cán bộ kiểm tra chất lượng

 

Những nhận xét của cán bộ kiểm tra chất lượng về tình hình và chất lượng công tác Ghi chép tiếp thu nhận xét
 

 

Tên, họ, chức vụ và chữ ký

của nguời kiểm tra

 

Ngày     tháng  năm

 

 

Chữ ký của người phụ trách

thi công trực tiếp công trình

 

Ngày     tháng     năm

H­ƯỚNG DẪN GHI CHÉP NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

  1. Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) phản ánh trình tự thời gian thực hiện, điều kiện thi công và chất l­ượng công tác xây dựng.

 

  1. Nhật ký chung ghi chép tình hình thi công từng công trình và hạng mục công trình riêng biệt. Trong tr­ường hợp một nhóm công trình (nhóm nhỏ) cùng kiểu loại, đ­ược xây dựng đồng thời trên cùng một mật bầng thi công thì cớ thể sử dụng một nhật ký chung cho cả nhóm.

 

  1. Nhật ký chung do ng­ời phụ trách thi công công trình hoặc hạng mục công trình ghi chép từng ca, kể từ ngày đầu tiên xây dựng công trình. .

 

  1. Các tổ chức xây lắp chuyên môn hóa ghi chép những nhật ký công tác đặc biệt (do người phụ trách thi công ghi chép). Sau khi hoàn thành công việc, những nhật ký này phải đ­ược chuyển giao cho tổ chức nhận thầu chính.

 

  1. Tờ đầu (trang đầu và trang thứ hai) của nhật ký chung do phòng quản lí thi công của tổ chức nhận thầu chính ghi chép.

 

  1. Danh sách cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng công trình do ng­ười phụ trách thi công công trình (hạng mục công trình) ghi chép (bảng 1).

 

  1. Trong bảng 2, phải liệt kê những biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất và những biên bản nghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt quan trọng.

 

  1. Bảng 3 do ngu­ời phụ trách nhật ký thi công xây dựng công trình ghi chép sau khi nhận nhật ký thi công công tác đặc biệt của những đơn vi thi công chuyên môn hóa giao lại.

 

  1. Bảng 4 ghi chép diễn biến, tình hình thi công hàng ngày, đây là phần cơ bản của nhật ký chung. Trong phần này, phải ghi rõ tình hình thi công từng loại công việc, thời gian bất đầu và phản ánh chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện. Việc ghi chép tình hình thi công phải làm đối với tất cả các bộ phận kết cấu công trình, phải ghi rõ tim trục, cao độ và vị trí đang tiến hành thi công (trên cơ sở đối chiếu với bản vé thi công). Phải mô tả vấn tắt ph­ương pháp thi công, tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện, kết cấu đem sử dụng, tình hình ngừng việc của máy thi công đối với những công việc không cho phép thi công gián đoạn, những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kêm theo biện pháp sửa chữa.

 

  1. Trong bảng 5, ghi những nhận xét của cán bộ kiểm tra chất l­ượng thi công và ghi rõ sự chấp hành thực hiện những nhận xét ấy.

 

  1. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai, có đóng dấu của tổ chức xây dựng và chữ ký của ng­ười đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng .

 

  1. Khi bàn giao công trình đã xây dựng xong để đưa vào sử dụng phải xuất trình nhật ký thi công xây dựng công trình cho Hội đồng nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu bàn giao công trình, sổ nhật ký thi công xây dựng công trình phải chuyển giao cho cơ quan quản lý công trình l­ưu trữ.

PHỤ LỤC 2

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005  )

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

————————————-

 

…………….., ngày……… tháng ……. năm 200

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ  NGHIỆM THU

GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH ,

HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HOẶC CÔNG TRÌNH

ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ  DỤNG

 

Công trình …………………………………………………   Thuộc dự án đầu tư nhóm…………………….

Hạng mục công trình…………………………………………………………………………………………………

Địa điểm xây dựng ………………………………………………………………………..……………………………

Thời gian kiểm tra

 

Bắt đầu         h 00 , ngày       tháng       năm 200

Kết thúc        h 00 , ngày       tháng       năm 200

 

Các bên tham gia kiểm tra:

 

– Đại diện Chủ đầu tư công trình:                                 tên của cơ quan, đơn vị

+ Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

– Đại diện Nhà thầu giám sát thi công xây dựng:                tên của nhà thầu

+ Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

– Đại diện nhà thầu thi công xây dựng:                                tên của nhà thầu

+ Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

– Đại diện Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu :     tên của cơ quan

+ Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia

 

đã tiến hành những việc sau :

 

– Kiểm tra danh mục hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng ………………………hoặc hoàn thành của hạng mục công trình hoặc công trình ……………………..đã lập giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng / tổng thầu EPC .

 

– Kiểm tra tính pháp lý và chất lượng của hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành …………………………………., hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ………………………………………

 

Sau khi kiểm tra , xem xét và trao đổi , các bên tham gia đã có kết luận :

  1. Hồ sơ trình để nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành …………………………., hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ……………………………………… đã lập đủ ( hoặc chưa đủ ) theo danh mục nêu tại phụ lục 3 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD.
  2. Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành …………………………………., hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ……………………………………… có đầy đủ tính pháp lý theo quy định.
  3. Các ý kiến nhận xét khác

– Nếu hồ sơ nghiệm thu chưa đủ thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để hoàn chỉnh  nghiệm thu ( nêu cụ thể về hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng )

  1. Hồ sơ nghiệm thu có trong danh mục kèm theo biên bản này đảm bảo đủ căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng ………………………… hoặc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình  …………………… hoặc công trình  ……………………………

Đối với trường hợp hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ thì ghi như sau: Sau khi bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo các yêu cầu nêu ở mục 3, Chủ đầu tư tiến hành việc  nghiệm thu giai đoạn xây dựng ………………………… hoặc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình  …………………… hoặc công trình  ……………………………

Ghi chú : kèm theo danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành giai đoạn xây dựng , hoàn thành hạng mục công trình , hoàn thành công trình được lập theo phụ lục 3 của Thông tư  này.

 

 

Đại diện Chủ đầu tư

( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Đại diện Nhà thầu

giám sát thi công xây dựng

( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

Đại diện

Nhà thầu thi công xây dựng 

( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

Đại diện Sở Xây dựng 

( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

( Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005  )

 

Tên chủ đầu tư DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU

HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

( kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu phụ lục số 2 )

 

  1. HỒ SƠ PHÁP LÝ
  2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình , từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền .
  3. Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào :

– Cấp điện ;

– Sử dụng nguồn nước ;

– Khai thác nước ngầm ;

– Khai thác khoáng sản , khai thác mỏ;

– Thoát nước ( đấu nối vào hệ thống nước thải chung) ;

– Đường giao thông bộ , thuỷ ;

– An toàn  của đê ( công trình chui qua đê , gần đê , trong phạm vi bảo vệ đê …).

– An toàn giao thông (nếu có).

  1. Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu t­ư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất l­ượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ (tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng ).
  2. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng , kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng …).
  3. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo quy định;
  4. Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định;
  5. Biên bản của Sở Xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng (lập theo mẫu tại phụ lục 2 của Thông tư này).
  6. TÀI LIỆU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
  1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện… (có danh mục bản vẽ kèm theo).
  2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện …
  3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện … do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện .
  4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện , cấp nước , cấp gaz … do nơi sản xuất cấp .
  5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định .
  6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị . Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu ( có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo ).
  7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra , thí nghiệm , hiệu chỉnh , vận hành thử thiết bị ( không tải và có tải )
  8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
  9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy,nổ.
  10. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trưòng).
  11. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc , lưu lượng giếng , điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị , kết cấu chịu lực , thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng ….).
  12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối : cọc , kết cấu kim loại , đường ống áp lực ( dẫn hơi, chất lỏng ) . bể chứa bằng kim loại …
  13. Các tài liệu đo đạc , quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình , toàn bộ công trìnhvà các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng ( độ lún , độ nghiêng , chuyển vị ngang , góc xoay… )

14 Nhật ký thi công xây dựng công trình .

  1. Lý lịch thiết bị , máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình
  2. Văn bản ( biên bản ) nghiệm thu , chấp thuận hệ thống kỹ thuật , công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về :

– Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt ;

– Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước ;

– Phòng cháy chữa cháy,nổ;

– Chống sét;

– Bảo vệ môi trường;

– An toàn lao động, an toàn vận hành;

– Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

– Chỉ giới đất xây dựng;

– Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông…);

– An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);

– Thông tin liên lạc (nếu có).

  1. Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế , thi công xây dựng) của các hạng mục công trình , toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp ( kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng ) xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình .
  2. Bản kê các thay đổi so với thiết kế ( kỹ thuật, bản vẽ thi công ) đã được phê duyệt.
  3. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình ( nếu có )
  4. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu ( nếu có ).
  5. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng .
  6. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

 

………, ngày…….. tháng…….. năm……..

 

CHỦ ĐẦU TƯ

( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú :

 

Căn cứ vào quy mô công trình và giai đoạn nghiệm thu công trình  để xác định danh mục hồ sơ tài liệu trên cho phù hợp . Các giai đoạn xây dựng thưòng được chia như sau:

– Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp , các giai đoạn xây dựng  bao gồm: San nền, gia cố nền- Cọc- Đài cọc- Dầm giằng móng và kết cấu ngầm- Kết cấu thân- Cơ điện và hoàn thiện.

– Đối với công trình cấp thoát nước , các giai đoạn xây dựng bao gồm: Đào và chuẩn bị nền –  Hố khoan tạo lỗ giếng ( đối với  giếng khai thác nước )- Kết cấu Giếng – Đặt ống , thử tải từng đoạn ống trước khi lấp đất –  Lắp đặt mạng ống nước thô , quản lý, phân phối , truyền dẫn -Thử tải toàn tuyến ống, xúc xả làm vệ sinh ống, thụt rửa giếng 

– Đối với công trình cầu, các giai đoạn xây dựng bao gồm: Móng, mố trụ – Dầm cầu- Hoàn thiện.           

– Đối với công trình  đường, các giai đoạn xây dựng bao gồm: Nền ( các lớp nền )- Móng – áo đường.

– Đối với công trình thuỷ lợi :việc phân chia  các giai đoạn xây dựng tương tự như các loại công trình trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục B 

 

Phân chia bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng

( TCXDVN 371-2006 : Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng)

 

Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tuỳ theo qui mô xây dựng, tiến độ thi công của từng đối tượng cụ thể, các bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng thường được chia như sau:

 

 

STT Bộ phận công trình, Giai đoạn thi công

 

Các công việc xây dựng chính

 

1 Nền, móng (phần khuất dưới cốt nền)

 

Làm đất, Xử lý nền móng, Móng cọc, Đài  móng, Móng nhà, Chống thấm dưới mặt đất, Nền nhà, …
2 Kết cấu chịu lực thân nhà (phần từ cốt nền tới mái)

 

Cột, dầm, sàn, tường bao che, vách ngăn,…
3 Trang trí, hoàn thiện kiến trúc

 

 

Mặt nền; Mặt sàn nhà; mặt mái; Chống thấm, cách nhiệt, tạo dáng kiến trúc, trát, hoàn thiện trong, ngoài nhà, cửa,…
4 Hệ thống kỹ thuật

 

 

Cấp nước, thoát nước, sưởi ấm; Điện công trình; Kiến trúc thông minh ; Thông gió và điều hoà không khí, ….
9 Thang máy Lắp đặt buồng thang; lắp đặt hệ thống tời, lắp đặt hệ thống điện, hệ thồng điều khiển, tự  động của thang,…

 

10 Chế tạo, lắp đặt thiết bị

 

 

Chế tạo từng thiết bị, lắp đặt tĩnh từng thiết bị.

 

11 Chạy thử đơn động không tải

 

 

Chạy thử đơn động từng thiết bị.
12 Chạy thử liên động không tải

 

 

Chạy thử liên động không tải từng cụm thiết bị.

 

13 Chạy thử liên động có tải Chạy thử liên động có tải từng cụm thiết bị, từng dây chuyền sản xuất.

 

14 Thu lôi, chống sét

 

 

Hệ thống thu sét, tiếp địa.

Phụ lục B

(Tham khảo- TCXDVN309 : 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình

– Yêu cầu chung)

 

Dung sai cho phép về trắc địa khi lắp ghép các kết cấu bê tông

cốt thép đúc sẵn nhà công nghiệp

 

Nội dung Dung sai (mm)
  Nhà một

tầng

Nhà nhiều tầng
1 2 3
Độ lệch của trục chân móng đối với trục thiết kế ± 10 ± 10
Sai về độ cao của đáy móng đối với thiết kế 20 20
Sai về kích thước bên trong (chiều dài, chiều rộng của chân móng). 20 15
Sai về vị trí các bu lông giằng trên mặt bằng 10 10
Sai về độ cao ở đầu trên bu lông giằng so với thiết kế 20 20
Độ lệch của đường tim cốt tại tiết diện dưới so với trục bố trí 5 5
Độ lệch của đường tim cột so với đường thẳng đứng ở tiết diện trên , khi chiều cao H của cột:    
              Dưới 4,5m 10 10
              Từ 4,5 đến 15m 15 15
              Trên 15m 0,001 H nhưng < 35mm  
Sai về độ cao ở đỉnh cột của mỗi đợt lắp   (12+12n)

n: thứ tự của đợt lắp

Sai về độ cao mặt tựa của dầm cầu chạy 10 10
Sai về độ cao các mặt tựa khác trên cột như của gối tỳ, của công son hàn vào cột trước khi lắp  cột, nếu chiều cao cột:

Dưới 10m

Trên 10m

 

 

 

15

25

 

 

 

10

15

Sai về độ cao của gối tỳ của công son hàn sau khi lắp cột, nếu chiều cao cột:

Dưới 10m

Trên 10m

 

 

5

8

 

 

5

8

Độ lệch trục panen tường vách ở tiết diện dưới đối với trục thiết kế  

5

 

5

Độ nghiêng của mặt phẳng panen tường vách so với đường thẳng đứng (ở tiết diện trên) 5 5
Chênh lệch về độ cao mặt tựa của panen tường và vách trên lớp vữa   10

 

 

 

 

 

Phụ lục B – (kết thúc)

 

Nội dung Dung sai (mm)
  Nhà một

tầng

Nhà nhiều tầng
1 2 3
Sai về độ cao trên mặt dầm cầu chạy tại 2 cột gần nhau trên hàng cột và tại 2 cột trong mặt phẳng cắt ngang khẩu độ 15  
Sai về khoảng cách giữa các trục của đường ray trong một khẩu độ 10  
Sai lệch giữa trục của đường ray và trục của dầm cầu chạy 15  
Sai lệch của trục đường ray so với đường thẳng trên một đoạn dài 40m 15 15
Sai về độ cao của đỉnh đường ray trong mặt cắt ngang khẩu độ:

Tại gối tựa

Tại giữa khẩu độ

 

 

15

20

 

 

 

 

Sai lệch về độ cao đường ray đặt trên các cột lân cận trong cùng một hàng (L – khoảng cách giữa các cột) 0,001L

nhưng không quá 10mm

 
Sai lệch tương hỗ của các đầu đường ray kề nhau theo chiều cao và trong mặt phẳng. 2  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo – TCXDVN309 : 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình

– Yêu cầu chung)

 

Dung sai cho phép về trắc địa khi lắp ghép các kết cấu thép

 

Nội dung Dung sai (mm)
  Nhà một

tầng

Nhà nhiều tầng
1 2 3
Độ lệch của trục cột so với trục thiết kế (ở tiết diện dưới) ± 5  
Độ lệch của trục so với đường thẳng đứng (ở tiết diện trên), khi cột:

Dưới hoặc bằng 15m

 

 

15

 
Trên 15m 1/1000 chiều cao của cột nhưng không lớn quá 35mm  
Độ võng của cột (độ cong của cột) 1/750 chiều cao của cột nhưng không quá 15mm  
Sai về độ cao mặt tựa của cột so với độ cao thiết kế ± 5  
Sai về độ cao chỗ tựa của dàn và dầm 20  
Độ cong (võng ) của các đoạn thẳng trong cánh chịu nén so với mặt phẳng của dàn hoặc dầm 1/750 chiều dài đoạn nhưng không quá 15mm.  
Sai phạm về khoảng cách giữa hai đường trục của 2 dàn tại thanh cánh thượng 15

 

 
Sai phạm về khoảng cách giữa 2 xà gỗ 5  
       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

( Kèm theo Thông tư số 12  /2005/TT-BXD ngày 15  tháng 7 năm 2005  )

 

Tên Chủ đầu tư ………………….

…………………………………………..

…………………………………………..

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

____________________

 

Địa  điểm ………., ngày……… tháng……… năm……….

 

BÁO CÁO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

VỀ CHẤT LƯỢNG  XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

………………………………. ( ghi tên công trình) ………………………..

 

(Báo cáo định kỳ 6 tháng một  lần và khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng)

 

Từ ngày….. tháng….. năm…..  đến ngày….. tháng….. năm…..

 

 

Kính gửi :  GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG TỈNH ……..

 

 

………  ( tên tổ chức cá nhân) …………. là Đại diện Chủ đầu tư công trình …………………………      ( ghi tên công trình) ………………… xin báo cáo về chất lượng xây dựng công trình với các nội dung sau :

 

  1. Nội dung báo cáo lần đầu tiên: ( chỉ báo cáo 1 lần)

 

  1. Địa điểm xây dựng công trình ………………………………………………………………………………………….

 

  1. Quy mô công trình (nêu tóm tắt về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, công nghệ, công suất…).

 

  1. Danh sách các nhà thầu: khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng (nếu có); những phần việc do các nhà thầu đó thực hiện.

 

  1. Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư (ghi số, ngày, tháng của văn bản kết quả thẩm định).

 

  1. Tổ chức, cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình).

 

  1. Danh sách các nhà thầu thi công xây dựng và những phần việc do các nhà thầu đó thực hiện.

 

  1. Hệ thống kiểm tra, giám sát và các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình của chủ đầu tư, của nhà thầu giám sát thi công xây dựng do chủ đầu tư thuê, của nhà thầu thi công xây dựng và của nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát tác giả.

 

  1. Kiến nghị (nếu có).

 

  1. Nội dung báo cáo thường kỳ :

 

  1. Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế đã được phê duyệt (nêu những sửa đổi lớn, lý do sửa đổi, ý kiến của cấp có thẩm quyền về những sửa đổi đó).
  2. Về thời hạn thi công xây dựng công trình :

 

  1. a) Ngày khởi công;
  2. b) Ngày hoàn thành.
  3. Khối lượng chính của các loại công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn báo cáo (nền, móng, bê tông, cốt thép, kết cấu thép, khối xây, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật công trình…)  của các hạng mục công trình và toàn  bộ công trình  (so sánh khối lượng đã thực hiện với khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt).

 

  1. Công tác nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời điểm nghiệm thu: nghiệm thu công tác xây dựng; nghiệm thu bộ phận, giai đoạn xây dựng; nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải và có tải; nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình đưa công trình vào sử dụng.

 

  1. Các quan trắc và thí nghiệm hiện trường đã thực hiện về gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; điện trở nối đất… Đánh giá kết quả quan trắc và các thí nghiệm hiện trường so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt.

 

  1. Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng, nếu có : thời điểm xảy ra, vị trí, thiệt hại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.

 

  1. Quy mô đưa vào sử dụng của công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu) :

 

– Theo thiết kế đã được phê duyệt;

– Theo thực tế đạt được.

 

  1. Kết luận về chất lượng công việc thực hiện, các hạng mục và toàn bộ công trình trong giai đoạn báo cáo

 

  1. Kiến nghị (nếu có).

 

 

Nơi nhận :    

 

Như trên

– Lưu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ                                                                                                   (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02

( Kèm theo Thông tư­ số  02  /2006/TT-BXD ngày 17  tháng  5  năm 2006)

 

THÀNH PHẦN HỒ SƠ LƯU TRỮ  CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

NỘP L­ƯU TRỮ NHÀ N­ƯỚC

 

  1. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẬP TRUNG

1) Các bản vẽ hoàn công phần kiến trúc:

– Bản vẽ tổng mặt bằng công trình.

– Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình.

– Bản vẽ chi tiết kiến trúc chính.

2) Các bản vẽ hoàn công phần kết cấu:

– Bản vẽ mặt bằng móng công trình.

– Bản vẽ móng chính.

– Bản vẽ mặt bằng bố trí kết cấu.

– Bản vẽ kết cấu chịu lực chính.

3) Các bản vẽ hoàn công phần hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật:

– Bản vẽ mặt bằng, sơ đồ các hệ thống kỹ thuật công trình.

– Bản vẽ mặt bằng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Bản vẽ mặt cắt chính các công trình hạ tầng kỹ thuật.

  1. B) ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO TUYẾN

– Bản vẽ hoàn công mặt bằng tuyến công trình.

– Bản vẽ hoàn công trắc dọc tuyến công trình.

– Bản vẽ hoàn công mặt cắt ngang điển hình của công trình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03

( Kèm theo Thông tư­ số 02 /2006/TT-BXD ngày  17  tháng  5  năm 2006)

 

DANH MỤC BẢN VẼ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

DO NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG LẬP

 

Tên công trình:

Cấp công trình:

Thuộc dự án:

Người quyết định đầu tư:

Chủ đầu tư:

Nhà thầu thiết kế (ghi tên nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công):

Nhà thầu thi công xây dựng:

Tư vấn giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư:

Danh mục bản vẽ hoàn công (ghi tên, ký hiệu, số hiệu và số lượng bản vẽ từng phần):

– Phần kiến trúc.

– Phần kết cấu.

– Phần hệ thống kỹ thuật công trình.

– Phần công trình hạ tầng kỹ thuật.

 

 

Ngày….. tháng….. năm…..

NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG:

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 04

( Kèm theo Thông tư­ số  02 /2006/TT-BXD ngày  17   tháng  5  năm 2006)

 

THÔNG TIN GHI TRÊN BÌA HỘP ĐỰNG LƯU TRỮ 

HỒ SƠ THIẾT KẾ, BẢN VẼ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Tên công trình:

Cấp công trình:

Thuộc dự án:

Người quyết định đầu tư:

Chủ đầu tư:

Nhà thầu thiết kế:

Nhà thầu thi công xây dựng:

Tư vấn giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư:

Danh mục hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công (ghi số lượng bản vẽ từng phần):

– Phần kiến trúc.

– Phần kết cấu.

– Phần hệ thống kỹ thuật công trình.

– Phần công trình hạ tầng kỹ thuật.

 

 

Ngày….. tháng….. năm…..

Cơ quan lưu trữ:

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Nội dung Trang
Phần I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Những khái niệm chung về dự án     1
II. Những khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình 6
III. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng 11
IV. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động xây dựng 22
Phần II

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I. Thực hiện khảo sát XD phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây dựng 32
II. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình 39
III. Lập dự án Đầu tư xây dựng công trình xây dựng 41
IV. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng 44
V. Phê duyệt dự án đầu tư  xây dựng công trình   48
VI. Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo KT- KT xây dựng công trình  49
VII. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình 50
Phần III

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng 52
II. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 52
III. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 53
IV. Xử lý chuyển tiếp về tổ chức quản lý dự án 53
Phần IV

THỰC HIỆN  DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I. Chuẩn bị mặt bằng 54
II. Lập thiết kế xây dựng công trình 55
III. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình 61
IV. Thẩm định thiết kế, dự toán và tổng dự toán 62
V. Xin giấy phép xây dựng 63
VI. Thi công xây dựng công trình 66
VII. Quản lý thi công xây dựng công trình 67
VIII. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 69
PHẦN V

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐTXD CÔNG TRÌNH

I. Đặt vấn đề 79
II. Một số vấn đề về quản lý rủi ro dự án ĐTXD công trình 81
Phần VI

BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

85
Phần VII

BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

87
Phần VIII

SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

88
Phần IX

HỒ SƠ , TÀI LIỆU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

( hồ sơ hoàn công)

I. Hồ sơ hoàn công  89
II. Bản vẽ hoàn công          94
III. Đo hoàn công, vẽ hoàn công và thiết lập bản vẽ hoàn công 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC  
Phụ lục 1Phân loại  dự án đầu tư xây dựng công trình -Ban hành kèm theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ 102
Phụ lục 2Phân cấp, phân loại công trình xây dựng –  Ban hành kèm theo Nghị định số 209 /2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 104
Phụ lục số 1Biên bản Nghiệm thu  thành phần công tác  khảo sát ngoài hiện trường-Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng 120
Phụ lục số 2Biên bản Nghiệm thu  hoàn thành công tác  khảo sát ngoài hiện trường-Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng 121
Phụ lục 2Biên bản  Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng- Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 122
Phụ lục 3Biên bản  Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình- Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 123
Phụ lục số 2Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án-Ban hành kèm theo Thông tư số:02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) 124
Mẫu dấu của cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở –Ban hành kèm  theo công văn số 1078 BXD-VKSTK ngày 06/6/2006 của Bộ Xây dựng 125
Phụ lục số 3Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình- Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 126
Phụ lục số 4Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của công trình (Đối với công trình lập Báo cáo KTKT)- Ban hành kèm theo Thông tư số:02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 128
Phụ lục số 5Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình -Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 130
Phụ lục số 6Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 131
Phụ lục số 7Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 133
Phụ lục 1AQuyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật công trình- Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 135
Phụ lục 1BQuyết định phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công công trình – Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 136
Phụ lục 1CQuyết định phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công công trình – Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 137
Phụ lục 1DMẫu dấu của Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật – kèm theo công văn số 1078 BXD-VKSTK ngày 06/6/2006 của Bộ Xây dựng 138
Phụ lục 1DMẫu dấu của Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trước khi giao cho nhà thầu thi công xây dựng thực hiện- Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 138
Phụ lục số 4Báo cáo Kết quả thẩm định hoặc thẩm tra tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình – ban hành kèm theo thông tư số   04  /2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 139
Phụ lục 4aBiên bản Nghiệm thu công việc xây dựng-Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 141
Phụ lục 4bBiên bản Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị-Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 142
Phụ lục 5aBiên bản Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn hoàn thành xây dựng -Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 143
Phụ lục 5bBiên bản Nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động không tải -Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 144
Phụ lục 5cBiên bản Nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động không tải -Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 145
Phụ lục 6Biên bản Nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải -Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 146
Phụ lục 7Biên bản Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đẻ đưa vào sử dụng-Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 147
Phụ lục 01Mẫu dấu của nhà thầu thi công xây dựng xác nhận  bản vẽ hoàn công công trình xây dựng- Kèm theo Thông tư số 02 /2006/TT-BXD ngày  17/5/2006 148
Mẫu sổ Nhật ký thi công xây dựng công trình phần do nhà thầu thi công xây dựng lập – Phụ lục 1-TCVN 4055-1985-Tổ chức thi công-Bắt buộc áp dụng 149
Phụ lục 2Biên bản kiểm tra hồ sơ  nghiệm thu Giai đoạn xây dựng hoàn thành ,hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử  dụng- Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 152
Phụ lục 3Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng- Kèm theo Thông tư số 12 /2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 154
Phụ lục B – Phân chia bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng-TCXDVN 371-2006 : Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng 157
Phụ lục BDung sai cho phép về trắc địa khi lắp ghép các kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn nhà công nghiệp –  TCXDVN309 : 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung) 158
Phụ lục CDung sai cho phép về trắc địa khi lắp ghép các kết cấu thép- TCXDVN309 : 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình- Yêu cầu chung 160
Phụ lục 4Báo cáo của Chủ đầu tư  về chất lượng  xây dựng công trình – Kèm theo Thông tư số 12  /2005/TT-BXD ngày 15/7/ 2005 161
Phụ lục 02Thành phần hồ sơ lưu trữ  công trình xây dựng nộp l­ưu trữ nhà n­ước – Kèm theo Thông tư­ số  02  /2006/TT-BXD ngày 17/5/ 2006 163
Phụ lục 03Danh mục bản vẽ hoàn công công trình xây dựng do nhà thầu thi công xây dựng lập- Kèm theo Thông tư­ số 02 /2006/TT-BXD ngày  17/5/2006 163
Phụ lục 04Thông tin ghi trên bìa hộp đựng lưu trữ  hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng- Kèm theo Thông tư­  02 /2006/TT-BXD ngày  17/5/2006 165

 

SHARE