[TỔNG HỢP] Mọi Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Nhà Ở | Bổ Sung 2018

0
2895
Mẫu xin giấy phép xây dựng nhà ở
Mẫu xin giấy phép xây dựng nhà ở

 

Sở hữu một căn nhà theo mong muốn là mơ ước của hầu hết tất cả mọi người, tuy nhiên, các bạn thường lo ngại về một số thủ tục hành chính phiền phức như nên xin giấy phép xây dựng ở đâu và cần những giấy tờ gì.

 

Giấy phép xây dựng là gì?


 

Trước khi xây nhà thì bạn cần phải tìm hiểu 1 số các thủ tục pháp lý cần thiết, trong số đó, bạn cần phải biết được giấy phép xây dựng là gì?

 

Mẫu xin giấy phép xây dựng nhà ở
Mẫu xin giấy phép xây dựng nhà ở

 

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.

 

Bạn cũng nên lựa chọn kích thước cửa chính theo các quy tắc khác nhau.

 

Các chú ý khi xin giấy phép xây dựng nhà ở

 

Việc xin giấy phép xây dựng nhà ở không quá phiền phức, tuy nhiên, bạn nên đọc qua các chú ý sau để xác định đúng nhu cầu và trường hợp của bản thân để tránh phạm các lỗi nhỏ khiến mất thời gian và công sức.

 

Thi công cửa nhôm Topal cho công trình
Thi công cửa nhôm Topal cho công trình

 

  • Có 3 trường hợp cần xin giấy phép xây dựng nhà ở gồm: Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa – Cải tạo và Di dời công trình. Mỗi loại có các thủ tục và quy trình khác nhau, ở đây, chúng ta chú trọng vào việc xin giấy xây dựng mới vì đây là loại thủ tục bạn cần khi xây nhà.
  • Một số trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng nhà ở như: nhà ở thuộc khu dự án phát triển đô thị, nhà ở nông thôn (trừ các căn nhà nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá KHÔNG được phép xây dựng),…
  • Nếu xây nhà mà không xin giấy phép xây dựng thì sẽ bị phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.

 

Mời bạn tham khảo các mẫu cửa cổng đẹp trước khi làm nhà.

 

Một số thủ tục cần làm khi xin giấy phép xây dựng nhà ở


 

Để có thể xin giấy phép, bạn cần biết được mình sẽ phải xin giấy phép xây dựng ở đâu và cần các loại giấy tờ nào, thời gian bao lâu.

 

bản vễ thiết kế biệt thự 3 tầng 15x20

 

Xin giấy phép xây dựng ở đâu

 

1. Đối với xây dựng nhà ở tại Thành Phố, bạn có thể đến Uỷ ban nhân dân (UBND) Quận, nộp các giấy tờ hồ sơ liên quan để yêu cầu cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Tại thành phố thì chỉ có UBND Quận trở lên có quyền được cấp giấy xây dựng nhà ở riêng lẻ, còn các công trình lớn thì trình ở UBND Thành Phố.

 

2. Đối với xây dựng nhà ở nông thôn thì có thể mang hồ sơ giấy tờ đến UBND cấp xã là có thể xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được. Cơ quan hành chính sẽ căn cứ những quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

 

Bạn có thể tham khảo mẫu nhà ống 2 tầng giá rẻ.

 

Các hồ sơ giấy tờ cần thiết để xin giấy phép xây dựng là gì?

 

Bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau để có thể tiến hành thủ tục hợp lệ: Đầu tiên là đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Vì đã có mẫu sẵn nên bạn đơn giản chỉ việc tải theo link bên dưới và in ra, sau đó điền vào rồi đi nộp mà thôi.

 

Tải tại đây

 

Kế tiếp là bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính. Các bạn xem mẫu bản trích lục bản đồ đất bên dưới.

 

 

bản trích lục bản đồ đất
bản trích lục bản đồ đất

 

Ngoài ra, cũng không thể thiếu bản vẽ thiết kế xây dựng (Gồm mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/500 – 1/200, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện). Các bạn lưu ý: bản vẽ phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đây là khâu thường mắc sai lầm nhất nên bạn phải thật cẩn thận để tránh sai sót khiến bị trả hồ sơ.

 

Bản vẽ thiết kế xây dựng
Bản vẽ thiết kế xây dựng

 

Ngoài ra, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình kế bên để tránh gây ảnh hưởng tài sản và tính mạng người khác.

 

Thời gian xin giấy phép xây dựng mất bao lâu

 

Việc xin giấy phép xây dựng mất bao lâu được quy định như sau:

 

  • Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời: thời gian tối đa là 20 ngày làm việc (trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ).
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: tối đa 15 ngày làm việc.
  • Đối với nhà ở nông thôn: tối đa 10 ngày làm việc đkể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Còn nếu trường hợp của bạn là yêu cầu cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng thì thời gian sẽ là không quá 10 ngày làm việc.

 

Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền

 

Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng: 50.000 đ/giấy phép. Lệ phí này được áp dụng cho các chủ đầu tư có nhu cầu xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4, nhà trọ, nhà xưởng và giấy phép tạm.

 

Xem thêm các mẫu cổng nhà ống đẹp ở thành phố.

 

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu

 

Theo thông tư hiện tại thì sau khi xin giấy phép xây dựng nhà ở xong, các bạn có thời hạn là 12 tháng để khởi công . Tuy nhiên, nếu tới thời hạn bạn có trục trặc và vẫn chưa thể khởi công, bạn cần làm thủ tục xin gia hạn cho giấy phép xây dựng của mình, đồng thời nên ghi nhớ rằng bạn chỉ có quyền gia hạn đúng một lần và sau 6 tháng. Nếu quá thời hạn thì bạn buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà ở lại lần nữa.

 

Lời kết


 

Các thông tin trên được tổng hợp từ những câu hỏi thường gặp nhất của những bạn đang quan tâm và muốn xin giấy phép để xây nhà. Camnanglamnha mong rằng các thông tin này sẽ hỗ trợ được cho bạn hầu hết các kiến thức cần thiết, đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp các thông tin về những thủ tục giấy phép và các lưu ý cùng mẹo nhỏ khi xây nhà cho bạn. Hãy theo dõi và đừng bỏ qua các thông tin hữu ích của Camnanglamnha nhé.

SHARE